Trang chủTin tứcTin tức chung

Ác mộng biến tướng “tín dụng đen”, người dân phải làm sao?

Ác mộng biến tướng “tín dụng đen”, người dân phải làm sao?

04/05/2020Chia sẻ : 

Người dân nên tỉnh táo, cảnh giác với biến tướng của “tín dụng đen” trên hình thức cho vay trực tuyến trong mùa dịch Covid – 19.

Ác mộng với kiểu đòi nợ khủng bố của tín dụng đen

Ngày 24.4, chị Đ.N (ngụ Long An) đã phản ánh về việc bị đòi nợ theo kiểu “khủng bố” khi vay tiền qua ứng dụng trên thiết bị di động mà không rõ công ty chủ quản. Theo lời kể, ngày 5.4 chị vay 5 triệu đồng nhưng chỉ nhận được 3,5 triệu đồng, thời gian vay trong vòng 14 ngày. Ngày 19.4 là hạn thanh toán nhưng chị Đ.N không chuẩn bị tiền kịp. Lúc này, những người tự xưng là nhân viên từ công ty tài chính liên tục “khủng bố” bạn bè, người thân của chị N với những lời lẽ thô tục.

Hình ảnh chị Đ.N khi đăng ký vay chụp cùng chứng minh nhân dân được soạn thành một tin với nội dung thông báo: “Đối tượng Đ.N đã dùng thủ đoạn để vay vốn tài chính của công ty sau đó trốn nợ, không nghe máy, tắt máy… Đối tượng tìm cách trốn tránh cắt đứt liên lạc với công ty chúng tôi và từ chối nghĩa vụ thanh toán. Gia đình bao che từ chối nhân thân. Ai có thông tin về đối tượng này xin cho đối tượng ít tiền để giải quyết nợ nần, sau thời gian này toàn bộ chứng cứ sẽ được bàn giao để khởi tố với tội danh lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Mong anh chị chuyển lời và gửi hình ảnh này đến đối tượng gấp”.

Chị Đ.N cho biết rằng do cần tiền gấp mà không tiếp cận được những hình thức vay truyền thống nên đã phải tìm cách vay trên mạng mà không tìm hiểu rõ về công ty chủ quản của nơi chị vay. Chị N không ngờ rằng danh bạ điện thoại của mình có thể bị truy cập và khi chưa kịp trả tiền thì những người tự xưng là nhân viên đã gửi thông báo trên facebook, gọi điện thoại cho bạn bè và người thân bôi nhọ danh dự. Chị N chia sẻ: “Tôi rất sợ và hoảng loạn, chỉ muốn tự tử”.

Cách đòi nợ của “tín dụng đen” khiến nhiều người hoảng sợ

Dịch bệnh Covid – 19 trong thời gian vừa qua đã khiến nền kinh tế gặp nhiều khó khăn. Lợi dụng cơ hội này những biến tướng của tín dụng đen qua hình thức online đã được đưa ra thị trường. Mặc dù đã được cảnh báo khá nhiều nhưng do kinh tế khó khăn và nguồn tiếp cận thông tin chưa đầy đủ nên nhiều người dân vẫn rơi vào cảnh bị khủng bố đòi nợ.

Ông Linh Nguyen (ngụ TP.HCM) cho biết: “Khoảng 9 tháng trước tôi có vay tiền qua app. 7 tháng sau đó, tôi luôn trả nợ đúng hạn. Nhưng 2 tháng trở lại đây tôi không có khả năng trả nữa thế là người thân bạn bè của tôi liên tục bị làm phiền. Lúc trước họ chỉ gọi từ 8 – 17 giờ nhưng sau đó có người nói là công ty đòi nợ liên tục gọi vào ban đêm hăm dọa các kiểu. Giờ tôi lo quá”.

Tương tự, chị K.C (ngụ An Giang) cũng liên tục bị người tự xưng là từ công ty cho vay gọi điện cho người thân, bạn bè trong danh bạ điện thoại của chị và họ liên tục bị nghe những lời nhục mạ từ phía người đòi nợ dù không có liên quan. Những người thân của chị K.C nhận được những tin nhắn như: “Mày kêu nó ra trả cho công ty, mượn 200 triệu đồng rồi trốn luôn. Nó vay tiền nóng để số điện thoại của mày là người thân”. Đáng nói, số tiền phải trả tăng theo cấp số nhân. Đơn cử, chị K.C vay yêu cầu chị trả 3,28 triệu đồng nhưng vài ngày sau đó số tiền nhảy lên đến 7,58 triệu đồng.

Đã được khuyến cáo nhiều lần xong người dân vẫn vướng phải bẫy tín dụng đen

Phần lớn những người vay gần như không biết cách tính lãi như thế nào. Chỉ biết rằng vay 5 triệu đồng thì nhận được 3,5 triệu đồng, bị trễ hạn mỗi ngày thì số tiền cứ thế tăng lên không ngừng. Thế nên số tiền vay ban đầu chỉ vài triệu đồng nhưng trong thời gian cũng rất ngắn (khoảng 14 ngày), nên họ không thể kiếm được nguồn tài chính trả nợ. Cứ thế lãi mẹ đẻ lãi con dẫn đến nợ càng tăng cao.

Người dân vay tiêu dùng thông thái

Các ứng dụng cho vay nặng lãi như trên đang lợi dụng hoạt động ăn theo nhiều mô hình kết nối nhà đầu tư và người vay dựa trên các công nghệ hiện đại bậc nhất. Chính lý do đó đã tạo nên rào cản, nhầm tưởng của nhiều khách hàng giữa vay “tín dụng đen” và dịch vụ cho vay uy tín dù cách thức và mục đích của chúng đều khác nhau.

Cục Cạnh tranh – Bảo vệ người tiêu dùng khuyến cáo người tiêu dùng cần tìm hiểu rõ về cá nhân cho vay hoặc các công ty chủ quản của đơn vị cho vay để tránh hậu quả về sau. Những cá nhân và công ty cho vay uy tín cần có sự công khai minh bạch về chi phí cũng như là những thông tin về công ty chủ quản.

Đồng thời, người tiêu dùng cần cảnh giác với những tổ chức, cá nhân cho vay không niêm yết các điều kiện, điều khoản giao dịch chung cũng như không công bố biểu phí hoặc làm rõ các chi phí phát sinh trong quá trình giao dịch.

Trong bối cảnh ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 hiện nay, trường hợp gặp khó khăn về tài chính, không thể đảm bảo khả năng trả nợ, người tiêu dùng nên chủ động gửi văn bản hoặc email tới đơn vị liên quan để đề xuất giải pháp hỗ trợ xử lý giãn nợ, tránh tình trạng để trả quá hạn dài ngày, phát sinh các khoản tiền phạt và các trách nhiệm pháp lý liên quan.

Để tránh rơi vào bẫy tín dụng đen, người vay nên lựa chọn những doanh nghiệp cung cấp uy tín, tham khảo từ báo chí và các nguồn tin cậy. Bên cạnh đó cần tìm hiểu kỹ về thông tin, các điều khoản, hướng dẫn vay và trở thành người vay vốn tiêu dùng thông thái.

Cần tìm đến những cá nhân hoặc công ty có uy tín và minh bạch về lãi phí khi có nhu cầu vay vốn tiêu dùng

Trên thị trường hiện nay có nhiều doanh nghiệp cung cấp vốn vay tiêu dùng an toàn với mức lãi phí rất thấp. Với mục tiêu hỗ trợ người dân Việt Nam khi nên kinh tế gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid – 19, Công ty CP Đổi mới Công nghệ Tài chính Fiin đã cung cấp gói vay ưu đãi với mức lãi phí thấp nhất thị trường chỉ 30.000đ/tháng. Những doanh nghiệp cung cấp giải pháp hỗ trợ tài chính một cách công khai minh bạch, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người dùng như Fiin là một nhân tố quan trọng trong công cuộc đẩy lùi tín dụng đen, mang lại cuộc sống ổn định cho người dân.