Trang chủBlog

10 Loại phí thẻ tín dụng bạn cần biết trước khi sử dụng

10 Loại phí thẻ tín dụng bạn cần biết trước khi sử dụng

06/10/2022Chia sẻ : 

Hiện nay, thẻ tín dụng đang dần trở thành một phương thức thanh toán phổ biến bởi hạn mức cao cũng như nhiều lợi ích mà nó mang lại. Vậy ngoài phí dư nợ thì phí thẻ tín dụng còn gồm những loại gì? Cùng Fiin tìm hiểu ngay trong bài viết sau!

1. Phí thẻ tín dụng là gì? 

Phí thẻ tín dụng là khoản phí mà ngân hàng thu khi khách hàng có nhu cầu mở thẻ, duy trì sử dụng thẻ hoặc khi rút tiền mặt. 

Việc sử dụng thẻ tín dụng không có kế hoạch, thiếu kiểm soát và không nắm rõ nguyên tắc thu phí dịch vụ của loại thẻ này có thể khiến nhiều người phải chi trả số tiền dôi lên khá lớn mỗi tháng.

Vậy để trở thành người tiêu dùng thông thái, hãy nắm rõ các loại chi phí mà bên phát hành thẻ tín dụng có thể tận thu của bạn để tránh lãng phí tiền bạc mà vẫn tận hưởng được trọn vẹn những ưu đãi của loại thẻ này.

2. 10 Loại phí thẻ tín dụng phổ biến nhất

Khái niệm về phí thẻ tín dụng

2.1. Phí phát hành thẻ

Đây là loại phí bạn cần chi trả khi có ý định làm thẻ tín dụng. Ở đây, phí phát hành thẻ cũng có thể được hiểu là chi phí bạn cần phải trả khi đăng ký mở thẻ. Mức phí này sẽ tuỳ thuộc vào yêu cầu của mỗi ngân hàng. 

Hiện nay, có một số ngân hàng miễn phí cho bạn loại phí này, cũng có ngân hàng yêu cầu bạn cần đóng phí mở thẻ. Dưới đây là phí phát hành thẻ lần đầu của một số ngân hàng tiêu biểu:

 Ngân hàng  Phí phát hành thẻ lần đầu
 MB  Miễn phí
 Vietcombank  Miễn phí
 BIDV  Miễn phí
VPBank Miễn phí
VIB Miễn phí
ACB Miễn phí
Sacombank 99.000 VNĐ
 TP Bank  – Hạng chuẩn/vàng: Miễn phí

 – Hạng Platinum: 825.000 VNĐ

 Vietinbank  45.000 – 100.000 VND

2.2. Phí duy trì thường niên

Phí thường niên là chi phí bạn phải nộp định kỳ hàng năm cho đến khi thẻ hết thời hạn, hoặc khi muốn ngưng sử dụng thẻ để duy trì thẻ tín dụng. Mức phí thường niên thẻ tín dụng thường dao động khoảng từ 100.000 – 400.000 VND/thẻ/năm với các hạng thẻ chuẩn, từ 1.000.000 – 5.000.000 VND/thẻ/năm với các hạng thẻ cao cấp hơn.

Tuy nhiên, phí thường niên có thể được giảm xuống hoặc miễn phí nếu như bạn có ưu đãi đăng ký tại thời điểm làm thẻ hoặc đạt tổng mức chi tiêu qua thẻ tín dụng cao theo chính sách tại các ngân hàng.

2.3. Phí vượt hạn mức tín dụng

Mỗi loại thẻ tín dụng đều có một hạn mức quy định từ phía ngân hàng phát hành thẻ (tối thiểu 10 triệu VNĐ). Nếu bạn chi tiêu quá đà, vượt quá hạn mức này, bạn sẽ phải trả phí vượt hạn mức cho phía ngân hàng. Mức phí này sẽ dựa trên số tiền đã tiêu quá hạn của bạn. 

Phí vượt hạn mức tín dụng của mỗi ngân hàng là khác nhau. Ví dụ, ngân hàng ANZ và HSBC có mức phí vượt hạn mức từ 100 nghìn đồng, ngân hàng Sacombank quy định là tính 0,075%/ngày dựa trên số tiền vượt hạn mức, ngân hàng Eximbank quy định phí 15%/năm trên số tiền vượt hạn mức.

2.4. Phí giao dịch quốc tế

Thẻ tín dụng quốc tế còn được sử dụng cho các giao dịch ở nước ngoài như để thanh toán, rút tiền mặt,… mà không cần chuyển đổi ngoại tệ. Thực hiện giao dịch ngoài lãnh thổ Việt Nam như vậy sẽ khiến chủ thẻ phải chi trả thêm khoản phí giao dịch quốc tế. Mức phí này được tính % trên giá trị giao dịch và không vượt quá 5% số tiền giao dịch theo Nhà nước quy định. 

Mức phí giao dịch quốc tế của một số ngân hàng uy tín được quy định như sau:

 Ngân hàng  Phí giao dịch quốc tế
 HSBC  2,75 – 3%
 BIDV  1%
 Vietcombank  2,27%
 Eximbank  3%
TPBank 1,8%
Techcombank 1,1 – 2,95%
VIB 3 – 3,5%

2.5. Phí chậm thanh toán 

Thẻ tín dụng sẽ miễn lãi tối đa 45 ngày cho mỗi người sử dụng thẻ. Tuy vậy nếu sau 45 ngày đó bạn vẫn chưa trả hết dư nợ, bạn sẽ phải chi trả thêm khoản phí phạt chậm thanh toán số tiền tối thiểu dựa trên số ngày quá hạn cùng với lãi suất các bên ngân hàng đã đưa ra. 

Mỗi ngân hàng có một mức phí phạt khác nhau dựa trên giá trị số tiền tối thiểu cần thanh toán. Ví dụ:

Ngân hàng Phí chậm thanh toán thẻ tín dụng Mức phí phải trả tối thiểu

(Đơn vị: VND)

Techcombank 6% 200.000
BIDV 4% 100.000 – 200.000
ACB 3% 100.000
VIB 4-6% 120.000
Vietcombank 3% 50.000
TPBank 4,4% 110.000
Sacombank 6% 80.000
HSBC 4% 80.000

2.6. Phí rút tiền mặt

Thẻ tín dụng cũng có chức năng giúp bạn rút tiền mặt khi cần và có thể rút tới 50-70% hạn mức thẻ. Phí rút tiền mặt khá cao, dao động từ 2-4% giá trị giao dịch (tối thiểu sẽ rơi vào 50 nghìn đồng). 

Ví dụ, bạn muốn rút 10 triệu đồng từ thẻ tín dụng qua ATM thì phí rút tiền phải trả là 400 nghìn đồng. Mức chi phí khá cao nên bạn hãy cân nhắc việc rút tiền mặt qua thẻ tín dụng.

2.7. Phí cấp lại thẻ tín dụng

Thẻ tín dụng của bạn có thể sẽ hết thời hạn sử dụng, bị hỏng hoặc bị thất lạc,… Từ đó, bạn sẽ có nhu cầu làm lại một chiếc thẻ tín dụng mới và cần phải chi trả khoản phí cấp lại thẻ cho phía ngân hàng phát hành thẻ. Khoản phí làm lại thẻ tín dụng thường bằng với phí làm thẻ tín dụng ban đầu.

2.8. Phí huỷ thẻ tín dụng

Khi bạn không có nhu cầu sử dụng thẻ tín dụng nữa, bạn cần chi trả một khoản tiền gọi là phí chấm dứt sử dụng thẻ tín dụng để yêu cầu phía ngân hàng huỷ thẻ cho bạn. Hiện nay, mỗi ngân hàng lại có một mức phí huỷ thẻ khác nhau. 

Tuy nhiên, nếu lựa chọn huỷ thẻ, số điểm tích luỹ thẻ tín dụng của bạn sẽ bị giảm đi nên hãy cân nhắc thật kỹ khi quyết định hủy thẻ.

2.9. Phí in sao kê

Hàng tháng, các ngân hàng phát hành thẻ tín dụng sẽ gửi cho các khách hàng bản sao kê các giao dịch chi tiêu trong 30 ngày vừa qua. Nếu bạn có nhu cầu lấy bản in sao kê này, bạn sẽ cần trả cho ngân hàng số tiền giao dịch từ 50 nghìn – 100 nghìn đồng để ngân hàng có thể cung cấp lại bản in sao kê. 

2.10. Phí lãi suất

Lãi suất là khoản tiền quan trọng nhất mà bạn cần lưu ý khi chọn lựa dịch vụ thẻ tín dụng để đăng ký. Mỗi ngân hàng sẽ có quy định mức lãi suất khác nhau cho thẻ tín dụng và thay đổi theo từng thời kỳ để phù hợp với các quy định của Nhà nước.

Mức lãi suất được tính nếu chủ thẻ trả nợ muộn quá 45 ngày miễn lãi phí. Mức lãi suất thẻ tín dụng khá cao so với các dịch vụ vay tiền khác, thường dao động từ 25-40%/năm tùy vào loại thẻ và ngân hàng phát hành.

Cụ thể bạn có thể tham khảo phí lãi suất thẻ tín dụng của một số ngân hàng tiêu biểu hiện nay:

Ngân hàng Lãi suất (Đơn vị: năm)
Vietcombank 15 – 18%
BIDV 15 – 20%
TPBank 18,5 – 27%
Sacombank 19 – 30%
ACB 25 – 29%
VIB 25 – 31%
Techcombank 26 – 28%
MSB 30 – 42%
HSBC 33%

3. Mua trước Trả sau – Mô hình ít chi phí hơn thẻ tín dụng

Thẻ tín dụng mang lại sự tiện lợi cho người tiêu dùng nhưng cũng đồng thời sinh ra nhiều loại chi phí cần trả gây không ít khó khăn trong quá trình sử dụng. Hiện nay, ở Việt Nam cũng như trên thế giới đang tồn tại một hình thức thanh toán mới tốn ít chi phí hơn đó là Mua trước – Trả sau

Mua trước – Trả sau (Buy Now Pay Later) là hình thức thanh toán điện tử cho phép bạn thanh toán mua đồ trước rồi trả lại sau theo đúng thời hạn mà các công ty tài chính đưa ra. Khác với thẻ tín dụng, hình thức thanh toán Mua trước – Trả sau mang lại sự thuận tiện hơn, ít chi phí hơn cho khách hàng: không phí đăng ký, không phí duy trì thường niên. 

BNPL ra đời nhằm thúc đẩy cho việc thanh toán không tiền mặt theo chủ chương của Ngân hàng Nhà nước, giảm bớt vấn nạn tín dụng đen trên thị trường cũng như mang đến những trải nghiệm mua sắm trực tuyến mới cho người tiêu dùng trong nước. 

mua trước trả sau ít loại phí hơn là phí thẻ tín dụng
Phương thức thanh toán xu hướng mới Mua trước – Trả sau.

Dịch vụ Mua trước trả sau 0Đ miễn lãi phí 45 ngày hay trả góp 3,6,9,12 tháng của Fiin Credit – 1 Hệ thống Tài chính số toàn diện là giải pháp thanh toán Mua trước trả sau đầu tiên tại thị trường Việt Nam và đã hơn 1 triệu người sử dụng từ năm 2019. Lựa chọn sử dụng dịch vụ Mua trước – trả sau tại Fiin Credit, bạn sẽ nhận được các lợi ích:

  • Miễn lãi trong 45 ngày hoặc thanh toán linh hoạt theo kỳ hạn 3-6-9-12 tháng.
  • Thanh toán dễ dàng, quét mã QR. 
  • Hạn mức lên tới 10 triệu đồng.
  • Miễn phí đăng ký, miễn phí duy trì hàng năm. 
  • Đăng ký, thiết lập hồ sơ nhanh chóng ngay trên điện thoại có kết nối internet.
  • Kiểm soát dòng tiền online 24/7.
  • Bảo mật, an toàn thông tin cao.

Được thành lập từ năm 2017, hiện Fiin Credit đã nhận được sự tin dùng của hơn 1 triệu khách hàng và thiết lập hợp tác cùng hơn 6.000 đơn vị. Bằng việc sử dụng kết hợp công nghệ dữ liệu lớn BIG DATA và công nghệ trí tuệ nhân tạo AI, Fiin luôn mang đến sự đảm bảo – tiện lợi – hiệu quả – nhanh chóng cho người dùng. 

>> Tham khảo thêm về dịch vụ Mua trước – Trả sau của Fiin Credit tại: https://fiin.vn/thanh-toan-tieu-dung/ung-tien-tieu-dung/

Lời kết,

Hãy tìm hiểu kỹ càng các loại phí thẻ tín dụng của các ngân hàng hiện nay trước khi bạn mở thẻ. Nếu bạn đang lo ngại phải chi trả quá nhiều chi phí thì có thể sử dụng mô hình Mua trước – Trả sau tại Fiin Credit với chi phí cần trả ít hơn với các kỳ thanh toán linh hoạt 3-6-9-12 tháng.

——————————-

? Với 5 năm hoạt động, hiện nay ???? ?????? đã liên tiếp 2 năm (2019 – 2020) nhận giải thưởng “Top 10 Thương hiệu uy tín hàng đầu”.

? Để trở thành thành viên của cộng đồng 1 triệu người tin dùng ???? ??????, đăng ký ngay tại website: https://mobile.fiin.vn

?? Hãy Like và Theo dõi Fanpage và Youtube ???? ?????? để được cập nhật tin tức mới nhất về Tài chính số.

#đầu_tư #Fiin #Fintech #Fiin_Credit #vay_tiền #vay_online #Ứng_tiền_tiêu_dùng #vay_ưu_đãi #Cho_vay #Cho_vay_online #Đầu_tư_online #mua_trước_trả_sau #buy_now_pay_later

? TẢI NGAY trên Android: http://bit.ly/2IHNdxo

? Youtube: https://bit.ly/2QTxwaf

? Website: https://fiin.vn/

? Instagram: https://www.instagram.com/fiincreditvn/

? Tiktok: https://www.tiktok.com/@fiincredit

☎️ Hotline: 1900 633602

???? ?????? – 1 Hệ thống Tài chính số toàn diện cung cấp giải pháp tài chính số an toàn, minh bạch, và tối ưu cho người dùng bao gồm các dịch vụ chính như: Vay tiền, Đầu tư, Ứng tiền tiêu dùng (Mua trước – Trả sau), Ứng tiền tiêu dùng trả góp, cùng nhiều dịch vụ tiện ích khác.