Trang chủBlog

Tổng quan bức tranh công nghệ tài chính ở Việt Nam 2022

Tổng quan bức tranh công nghệ tài chính ở Việt Nam 2022

08/08/2022Chia sẻ : 

Trong thời đại hội nhập, việc áp dụng những thành tựu công nghệ 4.0 vào lĩnh vực tài chính là điều cần thiết. Sự ra đời của Fintech đã và đang làm thay đổi đáng kể thị trường kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Trong bài viết này, cùng Fiin Credit tìm hiểu thêm về bức tranh toàn cảnh công nghệ tài chính ở nước ta hiện nay. 

1. Công nghệ tài chính là gì?

Công nghệ tài chính hay Fintech, là sự kết hợp của 2 từ “Financial” và “Technology”, hiểu đơn giản là ứng dụng những cải tiến, đổi mới thông minh của công nghệ thông tin vào các hoạt động dịch vụ tài chính, giúp người tiêu dùng hoặc các tổ chức cung cấp dịch vụ tài chính theo những cách mới hơn, nhanh hơn so với truyền thống. 

Công nghệ tài chính (Fintech)
Công nghệ tài chính giúp cho cuộc sống trở nên nhanh chóng, thuận tiện hơn.

Thay vì phải đi đến ngân hàng để yêu cầu sao kê, kiểm tra biến động số dư thì bây giờ bạn chỉ mất vài phút lấy những thông tin đó ngay trên chính chiếc smartphone của mình. Đó chính là một ví dụ điển hình của Fintech. 

Công nghệ tài chính đang dần trao quyền quản lý cuộc sống tài chính cho người tiêu dùng, phá bỏ những rào cản cũ và giúp cải thiện tình hình tài chính của họ bằng cách tận dụng những công nghệ tiên tiến.

>> Fintech là gì? Hiểu rõ về “Công nghệ tài chính” trong 5 phút!

2. Cơ hội nào cho công nghệ tài chính ở Việt Nam?

Sự gia tăng đầu tư từ nước ngoài và sự hỗ trợ mạnh mẽ của chính phủ đã thúc đẩy hệ sinh thái Fintech ở Việt Nam trong những năm gần đây. Kết quả là, nền kinh tế số của nước ta đang trên đà phát triển – trở thành một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất trong khu vực ASEAN. 

Không nghi ngờ gì khi Fintech đang “làm mưa làm gió” tại khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, trong đó có Việt Nam. Trong Báo cáo Fintech ở ASEAN phát hành vào tháng 11/2021, United Overseas Bank (UOB) cho hay đầu tư vào các công ty Fintech ở ASEAN đã tăng trở lại trong 9 tháng đầu năm 2021, đạt mức cao nhất mọi thời đại là 3,5 tỷ USD, gấp ba lần số tiền huy động được trong năm 2022 (Theo báo Thời nay).

Rõ ràng có thể thấy, cơ hội cho công nghệ tài chính ở nước ta là rất lớn, nhiều tổ chức/ công ty tài chính đã bắt nhịp xu hướng và tham gia vào lĩnh vực này. Các chuyên gia cho rằng Fintech sẽ là xu thế tất yếu của nền kinh tế 4.0 hiện nay tại Việt Nam.

3. Tổng quan về thị trường công nghệ tài chính Việt Nam

Tại Việt Nam, mặc dù pháp luật chưa có quy định cụ thể cho các đơn vị, tổ chức thuộc lĩnh vực công nghệ tài chính, song hoạt động Fintech ở nước ta đã có những bước tiến nhanh vượt bậc.

Thị trường công nghệ tài chính Việt Nam 2021
Tổng quan các ứng dụng của Fintech tại thị trường Việt Nam trong năm 2021.

Số lượng các công ty Fintech đã phần nào phản ánh tốc độ phát triển của công nghệ tài chính ở nước ta. Nếu như tại thời điểm cuối năm 2016, cả nước mới chỉ có khoảng 40 công ty Fintech thì đến cuối năm 2021, con số này đã tăng lên trên 150 công ty. Các công ty Fintech Việt Nam hoạt động trên nhiều lĩnh vực khác nhau: thanh toán và ví điện tử, tiền số và chuyển tiền (Blockchain, Crypto & Remittance),… nổi bật trong số đó là mô hình Cho vay ngang hàng (P2P Lending).

Một số đơn vị, tổ chức công nghệ tài chính “tên tuổi” trên thị trường Fintech ở nước ta có thể kể đến như: VNPay, Zalo Pay, Fiin Credit, Momo,…

4. Tiềm năng phát triển của Fintech Việt

Ông Hà Huy Tuấn – Phó chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính quốc gia nhận định: “Việt Nam có tiềm năng phát triển Fintech rất lớn, cụ thể là các doanh nghiệp công nghệ lớn như FPT, Viettel, VNPT cũng đang rất quan tâm đầu tư cho hoạt động khởi nghiệp về công nghệ tài chính. Với tốc độ tăng trưởng như hiện tại, dự báo đến năm 2020, giá trị giao dịch của thị trường Fintech Việt Nam tăng lên mức 7 đến 8 tỷ USD và tăng mạnh hơn vào những năm sau đó”.

Việt Nam có tỷ lệ dân số trẻ ở mức cao, khả năng nắm bắt công nghệ nhanh nhạy với hơn 70 triệu người dùng điện thoại thông minh. Ngoài ra, dòng tiền đầu tư từ nước ngoài đang đổ ngày càng nhiều vào các công ty Fintech ở nước ta đã khẳng định thêm: Việt Nam là thị trường có nhiều tiềm năng phát triển, là mảnh đất màu mỡ cho sự bùng nổ của ngành công nghệ tài chính.

5. Thách thức nào cho công nghệ tài chính Việt Nam?

Mặc dù tiềm năng phát triển là không thể phủ nhận song Fintech Việt Nam vẫn còn phải đối mặt với nhiều thách thức.

Tại Việt Nam, hầu như chưa có khuôn khổ pháp lý quy định rõ về các sản phẩm, dịch vụ cũng như mô hình hoạt động của các công ty Fintech, điều này vô hình chung đẩy các đơn vị công nghệ tài chính vào thế khó khi phải hoạt động e dè ngay trên chính sân nhà của mình.

Nghị định Sandbox cởi trói doanh nghiệp Fintech
Nghị định Sandbox là giải pháp duy nhất “cởi trói” cho các doanh nghiệp Fintech.

Từ việc thiếu hành lang pháp lý mà các đối tượng xấu đã lợi dụng những kẽ hở pháp luật để thực hiện những hành vi phạm tội, “núp bóng” dưới cái mác Fintech. Từ lừa đảo đầu tư đến nạn tín dụng đen, những hành vi trên đã làm xấu đi hình ảnh của những công ty công nghệ tài chính uy tín trên thị trường. 

Ngoài ra, tâm lý lo sợ của người dân cũng là thách thức rất lớn cho Fintech Việt Nam, khi mà những câu chuyện về lừa đảo và đòi nợ thuê xuất hiện ngày càng nhiều khiến người ta nghi ngờ về tính an toàn, minh bạch của các công ty Fintech. Bên cạnh đó, những lỗ hổng trong công nghệ dẫn tới tình trạng bị đánh cắp thông tin cũng là lý do khiến người dân chưa thực sự tin tưởng vào công nghệ tài chính.

6. Tài chính cá nhân – Phân khúc Fintech mới nổi tại Việt Nam 

Bên cạnh phân khúc ví điện tử, thanh toán trực tuyến hay chuyển đổi tiền đã quá quen thuộc thì tài chính cá nhân đang là cái tên mới trong lĩnh vực Fintech. 

Tài chính cá nhân trong hệ sinh thái Fintech Việt
Tài chính cá nhân đang là cái tên mới nổi trong hệ sinh thái Fintech Việt.

Theo thống kê từ Merchant Machine vào năm 2021, Việt Nam đứng thứ 2 trong danh sách các quốc gia có tỷ lệ người dân được tiếp cận dịch vụ tài chính ngân hàng thấp nhất thế giới. Có tới 69% dân số Việt Nam chưa tiếp cận được dịch vụ tài chính, chưa có tài khoản ngân hàng. Các giao dịch bằng tiền mặt chỉ đạt 26% trong khi tỷ lệ phổ cập Internet của người dân Việt Nam lên tới 66% (Theo báo Lao động).

Tuy nhiên, Việt Nam lại có tỷ lệ người dùng điện thoại thông minh cao, đạt 62% do sự tăng trưởng của tầng lớp trung lưu và số lượng người dùng Internet ngày càng tăng. 

Với tốc độ tăng trưởng người dùng điện thoại thông minh và mức độ thâm nhập Internet hiện nay, cùng với sự bùng nổ của hình thức thanh toán điện tử, phân khúc tài chính cá nhân sẽ tăng trưởng nhanh chóng cho đến năm 2025 

Tài chính cá nhân bao gồm các hoạt động tài chính quy mô hộ gia đình hoặc cá nhân. Các hoạt động này bao gồm tiết kiệm, chi tiêu và đầu tư, tất cả đều được thực hiện trên nền tảng trực tuyến. Nổi bật trong phân khúc này là nền tảng cho vay ngang hàng trực tuyến, hay còn gọi là P2P Lending

7. Ứng dụng công nghệ tài chính cá nhân toàn diện tại Việt Nam

Sự bùng nổ của công nghệ tài chính đã kéo theo sự ra đời của hàng loạt công ty, đơn vị tham gia hoạt động trong lĩnh vực này, một trong số đó phải kể đến là Fiin Credit – 1 Hệ thống tài chính số toàn diện.

Fiin Credit - Ứng dụng công nghệ tài chính toàn diện tại Việt Nam

Được sáng lập bởi CEO & Founder Trần Việt Vĩnh – người có hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Fintech, Fiin Credit giúp người dân tiếp cận các dịch vụ tài chính một cách nhanh chóng, an toàn và hiệu quả, đa dạng trên nhiều lĩnh vực từ Đầu tư, Vay tiền đến Ứng tiền tiêu dùng (Mua trước trả sau).

Thông qua mô hình cho vay ngang hàng P2P Lending, Fiin Credit mang đến cho nhà đầu tư một giải pháp hoàn hảo cho nguồn tiền nhàn rỗi:

  • Lãi suất hấp dẫn 18-20%/năm
  • Đảm bảo thu hồi vốn và lãi 100%
  • Đầu tư dễ dàng: Không thủ tục rườm rà, không kiến thức tài chính phức tạp.
  • Quản lý tài chính online 24/7 

Không chỉ là kênh dẫn vốn, Fiin Credit còn là đơn vị cấp vốn uy tín, có tên tuổi trên thị trường cho vay tín chấp. Fiin Credit luôn đồng hành cùng Chính phủ trong việc đẩy lùi nạn tín dụng đen, giúp người dân và doanh nghiệp nhỏ giải quyết bài toán khó về tiếp cận vốn:

  • Lãi suất vay thấp nhất thị trường 1.5%/tháng
  • Không giấy tờ gốc, không cầm cố tài sản
  • Không phí ẩn, phí phát sinh
  • Đăng ký và cập nhật hồ sơ vay chỉ vài phút

Là 1 hệ thống tài chính số toàn diện, Fiin Credit hỗ trợ người dùng giải quyết mọi vấn đề về tài chính trên mọi khía cạnh. Ngoài đầu tư sinh lời, hỗ trợ tài chính, Fiin Credit còn mang tới một hình thức mua sắm thông minh, được dự đoán là xu thế tiêu dùng trong thời gian tới: Buy Now Pay Later.

Phát triển tại nhiều quốc gia trên thế giới, Buy Now Pay Later trở thành một phong cách sống mới, trào lưu tiêu dùng thông minh trong giới trẻ. Thay vì phải tích góp, đợi đến khi có đủ tiền mới mua món đồ mình thích thì giờ đây, với hình thức mua trước trả sau, người dùng hoàn toàn có thể mua sắm dễ dàng ngay cả khi không đem theo tiền trong người.

Đón đầu xu hướng thịnh hành trên thế giới, Fiin Credit là đơn vị tiên phong trong việc dẫn dắt trào lưu tiêu dùng này tới giới trẻ Việt Nam cùng nhiều tiện ích:

  • Miễn lãi phí trong vòng 45 ngày
  • Thủ tục đăng ký online từ 2-3 phút
  • Không phí đăng ký, không phí duy trì hàng năm

Tự hào là đơn vị tài chính cá nhân uy tín, Fiin Credit luôn nhận được sự ủng hộ của các cơ quan báo chí, truyền thông uy tín như VTV1, Diễn Đàn Doanh nghiệp, CafeF, Báo Công An và Truyền Hình Quốc Hội… Ngoài ra, Fiin Credit còn là đối tác hàng đầu của các ví điện tử lớn tại Việt Nam như Momo, Vnpay, Payme,… do đó người dân hoàn toàn có thể yên tâm lựa chọn và sử dụng các dịch vụ của Fiin.

>> Truy cập website chính thức: https://fiin.vn/ 

>> Hoặc tải App tại đây để sử dụng dịch vụ:

Lời kết,

Trong tương lai, tài chính công nghệ vẫn sẽ là xu hướng chủ đạo cho sự phát triển của nền kinh tế số. Hy vọng với bài viết trên, bạn đọc có cái nhìn tổng quan về bức tranh công nghệ tài chính ở Việt Nam cũng như lựa chọn cho bản thân một giải pháp tài chính hiệu quả để hướng tới cuộc sống tiện lợi, không còn lo lắng về tiền bạc.