Trang chủTin tứcTin trên đài truyền hình

Chuyển đổi số y tế trong đại dịch COVID-19

Chuyển đổi số y tế trong đại dịch COVID-19

10/10/2021Chia sẻ : 

VOV1 – Trong bối cảnh dịch Covid-19 phức tạp, chuyển đổi số trong y tế là cơ hội bứt phá để giải quyết tốt bài toán chăm sóc sức khỏe cho người dân. Sự đóng góp của các doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghệ đã góp phần phát triển kinh tế số, xã hội số trong ngành y tế hiệu quả, nhanh chóng.

Y tế là lĩnh vực hàng đầu trong 8 lĩnh vực ưu tiên chuyển đổi số được đề cập trong Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Với nhiều nền tảng cũng như các ứng dụng được xây dựng và vận hành trong thời gian qua, ngành y tế đang là một trong những đơn vị đi đầu về chuyển đổi số khi cả nước trong giai đoạn đại dịch.

Làm thế nào để số hóa y tế một cách toàn diện, hướng tới nền y tế thông minh, phát huy vai trò chăm sóc sức khỏe cho người dân trong đại dịch COVID-19? 

Đây sẽ là nội dung được bàn luận trong chương trình Đối thoại hôm nay của đài VOV1, với sự tham gia của PGS.TS Trần Quý Tường – Cục trưởng Cục Công nghệ Thông tin, Bộ Y tế ông Trần Việt Vĩnh (người từng sáng lập một số nền tảng công nghệ kết nối bác sĩ với bệnh nhân), hiện là Nhà sáng lập và Tổng Giám đốc Công ty Fiin Credit (đơn vị tiên phong hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực tài chính số).

CEO của Fiin Credit trong chương trình đối thoại về Chuyển đổi số y tế
Ông Trần Việt Vĩnh – CEO của Fiin Credit (ngoài cùng bên trái) trong chương trình Đối thoại của Đài VOV1 với chủ đề: Chuyển đổi số y tế trong đại dịch COVID-19.

Thời gian qua với sự quan tâm và chỉ đạo của Chính Phủ, phối hợp của các Bộ Ngành và địa phương, ngành Y tế đã nỗ lực cố gắng vươn lên, có được những hoạt động chuyển đổi số. Cụ thể theo ông Trần Quý Tường chia sẻ, bước đầu đạt được một số thành tựu số hóa nổi bật trong lĩnh vực y tế: 

  • Bộ Y tế xây dựng và từng bước thực hiện các cơ c hế chính sách đẩy mạnh Y tế điện tử số: 

Công bố nhiều tài liệu chuyên môn kỹ thuật, đảm bảo chia sẻ dữ liệu Y tế giữa các nền tảng. Nội dung này được Việt Nam thực hiện 2 năm, trong khi các nước như Nhật Bản, Hàn Quốc… mất tới 10 năm. Với đặc thù hệ thống mạng lưới tập trung thống nhất cơ quan quản lý Bảo hiểm xã hội nên thực hiện hoạt động được triển khai nhanh chóng.

  • Bộ Y tế phối hợp Bảo hiểm xã hội Việt Nam thực hiện kết nối liên thông giữa cơ sở khám chữa bệnh với Bảo hiểm xã hội Việt Nam: 

99,5% các cơ sở khám bệnh trên toàn quốc đã kết nối với cơ quan Bảo hiểm xã hội Việt Nam.

  • Ứng dụng công nghệ thông tin trong bệnh viện phát triển đột phá: 

100% các bệnh viện có phần mềm quản lý hệ thống thông tin. Bước đầu xây dựng bệnh viện thông minh khi tiếp nhận và công bố 18 bệnh viện trên toàn quốc sử dụng bệnh án điện tử, thay hoàn toàn bệnh án giấy.

  • Bộ Y tế công bố nền tảng kết nối từ xa: 

Hơn 1500 cơ sở khám, chữa bệnh được kết nối để tư vấn từ xa… Bộ Y tế cũng là một trong các Bộ, Ngành liên quan tiên phong hoàn thành dịch vụ công cấp độ 4, về đích trước 5 năm so với chỉ tiêu Chính phủ đề ra. 

Đồng thời ra mắt Cổng công khai y tế giúp người dân tra cứu và nhà quản lý dễ dàng vận dụng tất cả giá dịch vụ y tế, giá thuốc, giá vật tư, trang thiết bị… 

 

“Thưa ông Trần Việt Vĩnh, với vai trò là đơn vị từng thiết kế ứng dụng và các nền tảng công nghệ, ông đánh giá thế nào về những nền tảng y tế trong thời gian chống dịch vừa qua?

Trong thời gian đại dịch Covid-19, thông qua các phương tiện mạng xã hội và các cơ quan truyền thông, chúng ta biết tới các kênh giao tiếp qua nền tảng công nghệ đã giúp ích rất nhiều trong việc hỗ trợ lĩnh vực y tế. 

Thứ nhất, những hệ thống kết nối, tư vấn khám chữa bệnh từ xa giúp người dân không cần đi đến các cơ sở y tế trực tiếp.

Thứ hai, giảm tải số lượng người bệnh trực tiếp giúp cơ sở khám chữa bệnh có thể sàng lọc, chữa bệnh tại nhà cho bệnh nhân thông qua triệu chứng khi chưa cần thiết đến cơ sở y tế.

Thứ ba, giảm thiểu nguy cơ tiếp xúc thông qua việc giao tiếp, đi lại, tập trung nơi đông người. Đây là những lợi ích hiện hữu mang lại hiệu quả tốt cho xã hội, đặc biệt đối với các tỉnh thành như Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Bình Dương, Đồng Nai… trong thời gian qua.

Thứ tư, khi số lượng người nhiễm Covid-19 tăng lên, các bác sĩ không thể dồn vào một điểm để xử lý ca bệnh. Những phương tiện online kết nối qua Internet giúp việc tư vấn từ xa dễ dàng hơn khi một bác sĩ có thể tư vấn và hỗ trợ cho nhiều người bệnh nhất có thể. Qua đó, người dân có thể ở nhà và tự xử lý để đảm bảo sức khỏe trước khi cần phải tới các cơ sở y tế thăm khám.

 

“Ông Trần Việt Vĩnh thấy những ưu điểm nổi bật gì của những ứng dụng chuyển đổi số y tế mang lại?”

Có thể thấy, các ứng dụng đã góp phần tuyên truyền cho người dân về các thông tin quan trọng về đại dịch, nâng cao ý thức phòng tránh lây nhiễm dịch bệnh, mọi người nhận thức được sự nguy hiểm của dịch Covid-19…

Hơn 5 tỷ tin nhắn liên tục được gửi đến người dân thông qua các nền tảng kết nối. Khi người dân hàng ngày nhận được thông tin về tình hình diễn biến dịch Covid-19, ý thức phòng tránh dịch bệnh của người dân được đẩy lên cao hơn.

Bên cạnh đó, hình thành ý thức sẽ giúp người dân chủ động tìm hiểu thêm về cách phòng tránh lây nhiễm thông qua các trang thông tin của Bộ Y tế, của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19 trên Internet, mạng xã hội. Họ sẽ định hình được “Tôi phải đeo khẩu trang gì? Rửa tay, sát khuẩn ra sao? Hạn chế tụ tập thế nào?…” để hạn chế phòng chống lây nhiễm cho mình.

Tiếp đó, nếu như có người bị nhiễm bệnh nhưng không có triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ đi kèm thì họ có thể thông qua các nền tảng kết nối để được hướng dẫn tự chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cho chính mình và người thân trong gia đình qua các biện pháp, thông tin hướng dẫn được chắt lọc và cung cấp bởi đội ngũ y, bác sĩ có chuyên môn.

Như vậy, công nghệ thông tin đã kết nối tuyệt vời giữa người dân và chính quyền trong việc cùng nhau phòng tránh dịch bệnh Covid-19.

Ông Trần Quý Tường cũng trao đổi thêm một số thuận lợi cho người dân khi khám chữa bệnh từ xa trong thời gian đại dịch Covid-19: “Y tế từ xa, khám chữa bằng thẻ thông minh đã chứng minh được nhiều lợi thế giúp người dân tiếp cận dịch vụ y tế nhanh chóng, chính xác ngay tại nhà. Được khám chữa nhanh chóng bởi các thầy thuốc có trình độ chuyên môn giỏi.”

“Bộ Y tế đã ban hành những văn bản tạo hành lang pháp lý các hoạt động như năm 2017 ban hành Thông tư số 49 quy định hoạt động y tế từ xa, năm 2018 ban hành hướng dẫn Bộ tiêu chí ứng dụng công nghệ thông tin trong bệnh viện, hướng tới bệnh viện thông minh sử dụng mã định danh y tế cho người dân – thẻ thông minh cho người dân đi khám chữa bệnh…” ông Tường bổ sung thêm.

 

“Thưa ông Trần Việt Vĩnh, với vai trò thiết kế thì các ứng dụng chăm sóc sức khỏe sau một thời gian sử dụng có nên cải tiến ra sao để tạo thuận lợi nhất cho người bệnh và thầy thuốc khi sử dụng không?”

Với sự góp sức vào cuộc của toàn bộ ngành Y tế và các doanh nghiệp đồng hành, các ứng dụng kết nối hiện nay được thực hiện tốt. Tuy nhiên có một số vấn đề chúng ta có thể làm tốt hơn để phục vụ cho người dân tiếp cận dịch vụ y tế:

Đầu tiên, cần đồng bộ dữ liệu chính xác từ cấp cơ sở đến trung ương. Mọi người sẽ được cập nhật về tiêm chủng, thẻ xanh, thẻ vàng. Sau này, các thông tin lưu trữ về bệnh án cá nhân, lịch sử khám chữa bệnh được cập nhật trực tuyến sẽ giúp cho hồ sơ sức khỏe được liên thông trên mọi cơ sở. 

Tiếp theo, với sự liên thông dữ liệu đã đề cập bên trên cần được thừa nhận về kết quả, thông tin khám chữa bệnh, xét nghiệm và chẩn đoán từ bác sĩ của các tuyến bệnh viện khác nhau. Cụ thể như bệnh nhân chụp chiếu tại một đơn vị, khi mang sang cơ sở khác sẽ được chấp nhận kết quả. Điều này giúp tiết kiệm thời gian, chi phí cho cả người bệnh và hệ thống y tế.

Cuối cùng, các ứng dụng thực hiện trên điện thoại di động cần tối ưu trải nghiệm cho người dùng giúp dễ dàng và thuận tiện hơn khi sử dụng để giải quyết vấn đề “Làm sao thiết kế một ứng dụng trên điện thoại smartphone mà người dân ai ai cũng có thể sử dụng được dịch vụ y tế thông qua nền tảng kết nối một cách đơn giản, nhanh chóng”. Từ đó chúng ta sẽ phổ cập được vấn đề kết nối, chăm sóc sức khỏe từ xa rất thuận tiện.

 

“Thưa ông Trần Việt Vĩnh, có những vấn đề gì để phát triển những nền tảng số y tế giúp bảo vệ và kết nối, chia sẻ dữ liệu giúp đem lại nhiều cơ hội chuyển đổi số?”

Để thực sự mang lại cơ hội cho ngành Y tế trong quá trình chuyển đối số, cần có sự bảo vệ và kết nối, chia sẻ dữ liệu y tế. Điều này đem lại thuận tiện cho người dân khi khám ở nhiều nơi khác nhau, đều được lưu trữ thông tin về lịch sử thăm khám, diễn biến sức khỏe, phản ứng với thuốc. 

Qua đó, hỗ trợ việc chẩn đoán cho bệnh nhân trong thời điểm hiện tại thông qua chia sẻ, chuyển đổi, bảo vệ dữ liệu. Đồng thời đảm bảo an toàn cho thông tin cá nhân của người dân không bị lạm dụng khai thác ra bên ngoài.

Xin cảm ơn ông Trần Quý Tường – Cục trưởng Cục Công nghệ Thông tin, Bộ Y tế và ông Trần Việt VĩnhTổng Giám đốc Công ty Fiin Credit đã tham gia chương trình hôm nay!

Mời quý vị lắng nghe đầy đủ nội dung chương trình Đối thoại của Đài VOV1 tại đây:  https://vov1.vov.gov.vn/doi-thoai/chuyen-doi-so-y-te-trong-dai-dich-covid-19-05102021-cmobile69-76201.aspx

——————————-

Qua gần 4 năm hoạt động, hiện nay Fiin Credit đã nhận được sự tin tưởng của 900.000 người dùng và liên tiếp 2 năm (2019 – 2020) nhận giải thưởng “Top 10 Thương hiệu uy tín hàng đầu”.

Hãy Like và Theo dõi Fanpage và Youtube Fiin Credit để được cập nhật tin tức mới nhất về Tài chính số. 

Để trở thành thành viên của cộng đồng hơn 900.000 người tin dùng ???? Credit, đăng ký ngay tại website: https://mobile.fiin.vn

——————————-

#đầu_tư #Fiin #Fintech #Fiin_Credit #vay_tiền #vay_online #Ứng_tiền_tiêu_dùng #vay_ưu_đãi #Cho_vay #Cho_vay_online #Đầu_tư_online 

Website: https://fiin.vn

TẢI NGAY trên Android: http://bit.ly/2IHNdxo

Youtube: https://bit.ly/2QTxwaf

Hotline: 1900 633602

FIIN CREDIT – 1 Hệ thống Tài chính số toàn diện cung cấp giải pháp tài chính số an toàn, minh bạch, và tối ưu cho người dùng bao gồm các dịch vụ chính như: Vay tiền, Cho vay, Đầu tư, ứng tiền tiêu dùng (mua trước-trả sau), ứng tiền tiêu dùng trả góp, cùng nhiều dịch vụ tiện ích khác…