Trang chủTin tứcTin trên đài truyền hình

Lừa đảo trực tuyến gia tăng – Đâu là dấu hiệu để phòng tránh?

Lừa đảo trực tuyến gia tăng – Đâu là dấu hiệu để phòng tránh?

10/05/2022Chia sẻ : 

VOV1 – Chương trình Chuyên gia của bạn ngày 09/05/2022 – Sự phát triển của công nghệ hiện nay dẫn tới làn sóng lừa đảo trực tuyến gia tăng chóng mặt. Nhiều đối tượng đã lừa đảo chiếm đoạt tài sản hàng tỷ đồng, khiến nạn nhân hoảng loạn vì tiền mất tật mang.

Mỗi tuần, hệ thống tiếp nhận cảnh báo của Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia (Bộ Thông tin và Truyền thông) có hàng trăm phản ánh về việc người dùng Internet bị lừa đảo qua mạng. 

Đó là chưa kể rất nhiều người bị mất nhiều tiền, sau đó mới tố cáo đến các cơ quan công an. Thậm chí là có những vụ lừa đảo lên đến hàng tỷ đồng mà người dùng Internet vẫn nghĩ là tiền của họ đang được xác minh và sẽ được nhận lại. Lại có những người bị các đối tượng đòi nợ ráo riết, mà không biết là mình vay tiền lúc nào? Hoặc có nhiều người lại “tự nguyện” làm theo hướng dẫn của các đối tượng lừa đảo, bị mất tiền mà không hiểu vì sao?

Vậy, đâu là cách nhận biết các dấu hiệu lừa đảo, làm thế nào để người dùng có thể tự kiểm tra, nhận diện những nguy cơ lừa đảo trong muôn vàn thông tin mà họ tiếp nhận hàng ngày?  Chương trình Chuyên gia của bạn của Đài truyền hình VOV1 đã mời ông Trần Việt Vĩnh (Chủ Tịch HĐQT Gomin Corp và Founder & CEO Fiin Credit) – chuyên gia trong lĩnh vực tài chính công nghệ và Thượng tá Lê Văn Dĩnh – Phó trưởng phòng 8 Cục Cảnh sát hình sự Bộ Công An – sẽ tư vấn về những dấu hiệu, cách nhận biết được các kiểu lừa đảo trực tuyến.

Phòng tránh lừa đảo trực tuyến
Người dân cần cảnh giác để không trở thành nạn nhân lừa đảo trực tuyến. Nguồn ảnh: Internet.

Thưa ông Trần Việt Vĩnh, ông có thể cho biết lừa đảo trực tuyến có những đặc điểm nào?

“Các dấu hiệu điển hình của vấn đề lừa đảo trực tuyến có thể dễ dàng nhận thấy thông qua các cơ hội kiếm tiền nhanh chóng hay được hưởng một khoản lợi lớn bất thường, hoặc các cuộc gọi, tin nhắn thông báo vi phạm pháp luật, nợ nần. 

Nhưng các liên hệ thông báo đến từ các nguồn không xác định rõ như cuộc gọi không định danh, số rác, không được các cơ quan thông báo sự việc bằng văn bản chính thức mà qua tin nhắn lạ. Đây là các đặc điểm tiêu biểu nhận diện lừa đảo trực tuyến.”

 

Theo số liệu của Bộ Công an trong quý 1 năm 2022, có hơn 370 vụ lừa đảo và chiếm đoạt tài sản với 490 đối tượng bị các cơ quan Cảnh sát hình sự bắt giữ. Theo ông, vì sao trong thời gian gần đây loại hình tội phạm sử dụng không gian mạng có xu hướng ngày càng gia tăng?

“Chúng ta cần nhìn nhận trong xã hội luôn tồn tại các đối tượng lừa đảo, chúng sẽ tìm mọi cách lừa người dân bằng các cách khác nhau. Những năm gần đây khi công nghệ thông tin phát triển. Ai cũng có một chiếc điện thoại thông minh, Internet được phổ cập giúp tỷ lệ người dân sử dụng mạng xã hội ngày một tăng cao khắp mọi nơi.

Nhưng người dân chưa được trang bị, phổ cập các kiến thức, cảnh giác cách hình thức lừa đảo trực tuyến và các rủi ro khi tham gia mạng Internet. Đây là sơ hở để các đối tượng chuyển từ các phương thức lừa đảo truyền thống sang môi trường mạng online.

Đặc biệt trong 2 năm Covid-19 diễn ra, người dân mua sắm, thực hiện giao dịch hoặc các dịch vụ công thông qua các nền tảng Internet đã hình thành một thói quen mới. Do đó, các nguy cơ về lừa đảo ngày càng gia tăng hơn.”

 

Vậy chúng ta có thể chia thành bao nhiêu loại lừa đảo trực tuyến, thưa ông?

“Thật khó để chia loại các hình thức lừa đảo hiện nay, bởi các mánh khóe được các đối tượng phát triển mới liên tục, ngày càng tinh vi theo mỗi ngày. Nhưng chúng ta có thể liệt kê một số loại điển hình như sau: 

  • Thứ nhất, lừa đảo thông báo trúng thưởng, tặng quà và cần nộp tiền để xác minh người nhận.
  • Thứ hai, thông báo chấp nhận và giải ngân một khoản vay và cần nộp tiền để chứng minh khả năng trả nợ. Tất cả đều yêu cầu người dân cần nộp tiền trước để nhận thưởng, nhận tiền. 
  • Thứ ba, bỗng nhận tin nhắn có một khoản tiền lớn trong tài khoản ngân hàng, không rõ người chuyển. Sau đó có cuộc gọi thông báo công ty đã giải ngân thành công khoản vay, anh chị phải nộp lãi và phí trong thời gian quy định.
  • Thứ tư, nhận thông báo vi phạm pháp luật, nợ cước dịch vụ và cần nộp tiền cho những người không xác thực.
  • Thứ năm, yêu cầu nhấp vào đường link đối tượng gửi tới để xác minh giao dịch ngân hàng hoặc phải cung cấp mã OTP khiến tiền trong tài khoản bị chiếm đoạt sang tài khoản khác không hề hay biết.
  • Thứ sáu, việc kết bạn với người lạ trên Internet và chia sẻ những câu chuyện làm giàu hấp dẫn, tặng tiền nhưng phải chuyển tiền trước để làm thủ tục. Nhưng cứ chuyển tiền sẽ mất sạch.
  • Thứ bảy, các thông báo tuyển cộng tác viên bán hàng online cho các sàn thương mại điện tử như TIKI, Shopee, Lazada… để đặt hàng ảo và thanh toán, sau đó đối tượng sẽ chuyển lại tiền với khoảng 5% lãi. Sau vài giao dịch thành công, khi số tiền chuyển lớn hàng chục triệu đồng sẽ bị các đối tượng chiếm đoạt.
  • Thứ tám, các lời mời đầu tư vào đường dây, mạng lưới đa cấp trá hình và hứa hẹn lãi suất cao bất thường tới 30%/ngày thậm chí không cần làm gì.
  • Thứ chín, mua lại các đồ gia dụng, hàng nhập lậu phi pháp với giá rẻ như điện thoại, máy tính, TV… Kẻ xấu yêu cầu chuyển tiền trước và sắp xếp kịch bản tinh vi để xóa sạch liên lạc nhằm lừa tiền.”

Có thể thấy điểm chung của lời mời rất hấp dẫn, thậm chí có những quà tặng không tưởng. Nhưng cần phải thực hiện yêu cầu như trả phí, chuyển tiền trước nhiều khoản. Sau đó đối tượng sẽ cắt liên lạc, chặn thông tin để nạn nhân không truy được kẻ lừa đảo. Lừa đảo trên không gian mạng ngày càng tinh vi với các phương thức khác nhau.

 

Còn theo Thượng tá Lê Văn Dĩnh, theo ông các đối tượng sẽ sử dụng các kịch bản khác nhau thế nào?

“Các đối tượng rất linh hoạt sử dụng thủ đoạn tinh vi để lừa đảo. Thực trạng các đối tượng thông báo người dân vi phạm pháp luật giao thông, nợ tiền cước điện. Qua nắm tình hình, đã có đối tượng giả danh cơ quan thuế, cơ quan thanh tra kiểm tra.”

 

Ông Vĩnh có thể cho biết, các cách tối thiểu để nhận biết chính xác chiêu trò lừa đảo ngày càng đa dạng, tinh vi, khó đoán hiện nay?

“Các chiêu trò lừa đảo thường có dấu hiệu sau:

  • Thứ nhất, liên hệ đến từ các nguồn không xác định. Nếu yêu cầu người gọi xác minh thông tin, đơn vị tổ chức, muốn làm việc trực tiếp, kẻ xấu sẽ không thể cung cấp.
  • Thứ hai, đưa ra các lợi ích hấp dẫn bất thường, đánh vào tâm lý hám lợi một cách dễ dàng.
  • Thứ ba, đe dọa tâm lý e sợ vi phạm pháp luật của người dân để bắt đóng các khoản phí đến tài khoản cá nhân để giải quyết vấn đề. Đây là dấu hiệu để lừa đảo trực tuyến xảy ra.

 

Theo ông, các chiêu thức này hướng tới điểm yếu nào của nạn nhân khiến họ chuyển tiền nhiều đến vậy?

  • “Trước tiên, điểm yếu đánh vào lòng tham muốn có khoản lợi hấp dẫn mà không cần làm gì, không phải làm công, bán hàng theo quy trình xã hội. 
  • Tiếp theo, lợi dụng tâm lý sợ hãi.
  • Cuối cùng, do sự thiếu hiểu biết của người dân và rất nhiều người không có thói quen tra cứu thông tin khi nhận được lời mời gọi nên dễ bị đối tượng lừa đảo thực hiện hành vi.”

 

Với những nạn nhân chỉ mất một số tiền nhỏ nên ngại thông báo với cơ quan Công an, họ có nguy cơ bị lừa đảo lặp lại hay không?

“Điều này hoàn toàn có thể xảy ra tiếp trong tương lai, không chỉ bởi các thông tin cá nhân bị cung cấp trước đó mà cả các thông tin có thể bị đánh cắp khi truy cập vào link/ app lạ dính virus. Chúng có thể truy cập danh bạ, hình ảnh, tin nhắn để đọc thông tin. 

Thêm nữa các hình vi lừa đảo liên tục phát triển, đưa ra phương thức mới tinh vi. Nên không có nghĩa đã bị lừa đảo một lần sẽ không có lần tiếp theo.”

 

Người dùng không chỉ bị lừa bởi lời chào mời quảng cáo, công tác viên bán hàng mà trong suốt 2 năm đại dịch Covid-19 vừa qua, họ còn phải đối diện nguy cơ lừa đảo trên các ứng dụng vay tiền. Ông có nhận xét gì về dạng lừa đảo này?

“Dạng lừa đảo này cũng đánh vào tâm lý người dân không có thu nhập, cần các khoản tiền để sinh hoạt. Kẻ gian lúc này sẽ tạo lập các trang web giả mạo ngân hàng hoặc đơn vị cung cấp dịch vụ cho vay chính thống. 

Chúng thông tin cho người dân để điền các thông tin để giải ngân cho vay ngay lập tức tới vài trăm triệu. Để vay được tiền, cần chuyển trước khoản tiền để xác minh khả năng trả nợ. Chúng sẽ dụ người dân chuyển nhiều khoản tiền với vô vàn lý do như giao dịch chưa xác minh, tiền chưa nhận được. Khi bị người vay hoài nghi, chúng sẽ cắt liên lạc ngay lập tức để chiếm đoạt tiền. 

Đây là hiện tượng xảy ra trong giai đoạn Covid-19 vừa qua, ảnh hưởng tới những người dân gặp khó khăn.”

 

Vậy ông có những khuyến cáo gì với những nạn nhân – những người vốn đã khó khăn trong cuộc sống?

“Để nhận diện và phòng tránh các hành vi lừa đảo, phải định danh được người mình đang liên hệ làm việc là ai, các thông tin cá nhân, tổ chức có tồn tại thực tế không. 

Bởi không có một đơn vị uy tín nào yêu cầu khách hàng phải chuyển trước để xác minh sử dụng dịch vụ. Chỉ những doanh nghiệp chính thống, chúng ta có thể thanh toán trước để nhận hàng, nhưng tất cả hoạt động này được niêm yết công khai trên các sàn thương mại điện tử, website chính thức của doanh nghiệp cùng các chính sách minh bạch, rõ ràng.”

 

Khi họ đã khó khăn nhưng không tìm tới các đơn vị chính thống để vay tiền mà lại sử dụng vay tiền trên app không rõ nguồn gốc. Phải chăng vì thủ tục dễ dàng hơn?

“Đúng vậy, chúng đã lợi dụng môi trường Internet tạo ra quy trình thủ tục cho vay vô cùng dễ dàng. Chỉ cần truy cập website, đăng ký thông tin và gửi hình ảnh chứng minh nhân dân là được giải ngân khoản vay tới 100 triệu. Và đương nhiên, muốn nhận khoản tiền này cần chuyển khoản trước cho đối tượng một số tiền để xác minh. Có những người phải vay tiền để chuyển tới kẻ xấu.”

Còn một kiểu người tự nguyện bị mất tiền khi tham gia kiếm tiền trực tuyến. Đại tá Đỗ Cảnh Thìn – Nguyên Phó giám đốc Trung tâm nghiên cứu tội phạm học và phòng ngừa tội phạm Học viện Cảnh sát nhân dân chia sẻ: “Người tham gia trở thành nạn nhân tự nguyện đã mất đi một khoản tài sản lớn. Bên cạnh đó sẽ xảy ra một số hệ lụy khác như khuynh gia bại sản, cơ quan phá sản, gia đình ly tán, mâu thuẫn nội bộ gia đình, cơ quan… Dẫn tới hậu quả tiêu cực như tự sát, gây ra án mạng và xã hội bị rối loạn.”

 

Xin hỏi quan điểm của ông Vĩnh về ý kiến của Đại tá Đỗ Cảnh Thìn?

“Đây là một hiện tượng phổ biến trong thời gian qua. Các đối tượng giả danh là nhân viên của sàn thương mại điện tử lớn để tuyển người làm cộng tác viên, chuyển tiền để thực hiện đơn hàng ảo nhận kèm hoa hồng. Khiến tâm lý người dân cho rằng đây là việc kiếm tiền thật để nhận lợi nhuận tới 20%/giao dịch. Khi số tiền đủ lớn, đối tượng sẽ chiếm đoạt tiền và cắt liên lạc khiến nhiều người bị lừa.

 

Khi biết được số điện thoại, số tài khoản của nạn nhân thì nhiều đối tượng hướng dẫn nạn nhân sử dụng cú pháp để chuyển hướng cuộc gọi. Từ việc chiếm đoạt thông tin, liệu các đối tượng có thể chiếm đoạt luôn tiền trong tài khoản của nạn nhân không, thưa ông Vĩnh?

“Điều này có thể xảy ra khi có được số điện thoại nhận mã OTP và tài khoản, mật khẩu ngân hàng. Đối tượng có thể tạo giao dịch và bảo khách hàng gửi mã OTP để chiếm đoạt tiền.”

 

Để tránh mất tiền, mất tài sản khi gặp phải chiêu trò lừa đảo, ông có khuyến cáo gì?

  • Một là, khi truy cập môi trường mạng cần đề cao cảnh giác. Phải có quy tắc chỉ cung cấp thông tin cho các tổ chức uy tín, cơ quan nhà nước có thông tin minh bạch, văn phòng công khai.
  • Hai là, những thông tin như mật khẩu ngân hàng tuyệt đối không nhập nơi nào khác ngoài trang của ngân hàng. Hay trả lời các thông tin về cá nhân, tránh cho các đối tượng có thể thu thập nhằm lừa đảo. 
  • Ba là, khi có lời mời gọi nhận thưởng hay thông báo vi phạm, cần xác thực người liên hệ, thông tin liên hệ và xác thực trực tiếp. Nếu thực hiện được các điều trên, gần như các mánh khóe lừa đảo có thể được ngăn chặn hiệu quả.

Trước nhận xét của luật sư Trần Tuấn Anh về các chế tài xử phạt nghiêm khắc với đối tượng lừa đảo, ông Trần Việt Vĩnh cho biết: “Tôi hoàn toàn đồng ý. Hành vi lừa đảo rất nhiều, nhưng quan trọng là người dân trang bị kiến thức phòng tránh lừa đảo, không trở thành đối tượng cho các lừa đảo.”

 

Theo ông, người dùng phải quan tâm gì nữa với các thao tác về tài khoản ngân hàng, ví điện tử để tránh rơi bẫy lừa đảo?

“Không cung cấp thông tin tài khoản cho bất cứ ai, không nhập thông tin tràn lan trên mạng Internet mà không xác minh được nguồn gốc.”

Ba nguyên tắc vàng để tránh lừa đảo là: 

  1. Chậm lại
  2. Kiểm tra lại chỗ
  3. Dừng lại không gửi

 

Những chiêu thức lừa đảo dường như rất quen thuộc nhưng có không ít người mắc bẫy. Chương trình Chuyên gia của bạn của Đài truyền hình VOV1 đã mời ông Trần Việt Vĩnh (Chủ Tịch HĐQT Gomin Corp và Founder & CEO Fiin Credit) – chuyên gia trong lĩnh vực tài chính công nghệ và Thượng tá Lê Văn Dĩnh – Phó trưởng phòng 8 Cục Cảnh sát hình sự Bộ Công An, chia sẻ về các dấu hiệu nhận biết lừa đảo, giúp người dùng tự kiểm tra, nhận diện và phòng tránh nguy cơ lừa đảo.

Link gốc: 

https://vov1.vov.gov.vn/chuyen-gia-cua-ban/lua-dao-truc-tuyen-gia-tang-dau-la-dau-hieu-de-phong-tranh-09052022-cmobile25-84422.aspx

——————————-

Qua gần 4 năm hoạt động, hiện nay Fiin Credit đã nhận được sự tin tưởng của 900.000 người dùng và liên tiếp 2 năm (2019 – 2020) nhận giải thưởng “Top 10 Thương hiệu uy tín hàng đầu”.

Hãy Like và Theo dõi Fanpage và Youtube Fiin Credit để được cập nhật tin tức mới nhất về Tài chính số. 

Để trở thành thành viên của cộng đồng hơn 900.000 người tin dùng ???? Credit, đăng ký ngay tại website: https://mobile.fiin.vn

——————————-

#đầu_tư #Fiin #Fintech #Fiin_Credit #vay_tiền #vay_online #Ứng_tiền_tiêu_dùng #vay_ưu_đãi #Cho_vay #Cho_vay_online #Đầu_tư_online 

Website: https://fiin.vn

TẢI NGAY trên Android: http://bit.ly/2IHNdxo

Youtube: https://bit.ly/2QTxwaf

Hotline: 1900 633602

FIIN CREDIT – 1 Hệ thống Tài chính số toàn diện cung cấp giải pháp tài chính số an toàn, minh bạch, và tối ưu cho người dùng bao gồm các dịch vụ chính như: Vay tiền, Đầu tư, ứng tiền tiêu dùng (mua trước-trả sau), ứng tiền tiêu dùng trả góp, cùng nhiều dịch vụ tiện ích khác…