Trang chủTin tứcTin trên đài truyền hình

Thời sự VTV1 – 16/1/2021: Fintech cần sớm có khuôn khổ pháp lý để khơi dòng kinh tế số Việt Nam 2021

Thời sự VTV1 – 16/1/2021: Fintech cần sớm có khuôn khổ pháp lý để khơi dòng kinh tế số Việt Nam 2021

19/01/2021Chia sẻ : 

Năm 2020, nền kinh tế số Việt Nam trị giá 14 tỷ đô la Mỹ, dẫn đầu tăng trưởng số khu vực. Tuy nhiên, các quy định pháp luật vẫn còn là điểm hạn chế và gây nhiều khúc mắc trong nền kinh tế số nước ta, đặc biệt là các doanh nghiệp Fintech. 

Kinh tế tăng trưởng mạnh nhưng cần có các quy định pháp luật cho ngành Fintech

Đại dịch Covid – 19 đã làm thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế số. Trong đó, các công ty công nghệ tài chính (Fintech) cung cấp thêm nhiều dịch vụ tài chính số tiện ích cho người dân. 

Tuy nhiên, dù đã ra đời hơn 4 năm tại Việt Nam với hàng trăm công ty hoạt động nhưng ngành Fintech vẫn chưa có khuôn khổ pháp lý hoàn chỉnh, rõ ràng. Điều này gây ra nhiều rủi ro cao trong quản lý cũng như cho người dân khi sử dụng các dịch vụ này.

Năm 2021, ngành Fintech sẽ bùng nổ rất mạnh mẽ <- Tìm hiểu thêm

Đặc biệt, ngày càng xuất hiện nhiều các tổ chức tín dụng đen “núp bóng” các công ty Fintech chân chính để lợi dụng, lừa đảo người dân, gây ra hệ lụy khó lường cho cả xã hội. 

Cụ thể, “giả danh” công ty cho vay ngang hàng chân chính, các đối tượng lừa đảo đã thông qua các app để cho vay nặng lãi với lãi phí lên tới 700% mỗi năm.

Nếu không trả nợ đúng hạn, người vay có thể bị khủng bố bằng vũ lực và bạo lực.

CEO của Fiin – ông Trần Việt Vĩnh trăn trở khi chưa có khung pháp lý  

Vào ngày 16/1/2021, tại chương trình Sự kiện và Bàn luận trên Thời sự VTV1, ông Trần Việt Vĩnh – CEO của Công ty CP Đổi mới Công nghệ Tài chính Fiin đã có chia sẻ về vấn đề này:

“Khi khung pháp lý chưa được đầy đủ thì sẽ tạo ra rất nhiều yếu tố tác động khó khăn cho cả doanh nghiệp và người dùng. Đối với người dùng thì sẽ không phân biệt được đâu là doanh nghiệp tốt, doanh nghiệp xấu. Còn đối với doanh nghiệp sẽ rất khó khăn về việc xác định mô hình hoạt động của mình như thế nào thì đúng luật. Khách hàng sẽ e ngại không biết hoạt động đầu tư này có an toàn hay không, từ đó ảnh hưởng cho việc phát triển quy mô và thị trường của những doanh nghiệp mà cung ứng những dịch vụ mới như chúng tôi.”

Xu hướng thế kỷ 21: CÔNG NGHỆ SỐ – KINH TẾ SỐ

Chuyển đổi công nghệ số, kinh tế số là xu thế toàn cầu và sẽ tiếp tục bùng nổ mạnh mẽ trong thời gian sắp tới.

Xem thêm cách để đầu tư lãi kép tại Fiin để cải thiện tài chính trong năm 2021

Điều này đã được chứng minh vào năm 2020, khi mà dịch Covid – 19 hoành hành, mọi giao dịch trực tiếp đều bị hạn chế.

Do vậy, việc khơi thông dòng chảy cho nền kinh tế số nói chung và lĩnh vực Fintech nói riêng bằng khung pháp lý hoàn chỉnh sẽ là điều cấp thiết trong năm 2021.

Fiin Credit – ứng dụng tài chính được nhiều người Việt Nam sử dụng 

Sau gần 3 năm hoạt động, Fiin đã thu hút hơn 700.000 người sử dụng cùng hơn 6000 đối tác trên toàn quốc.

Fiin là một trong những đơn vị hàng đầu tiên phong trong lĩnh vực tài chính số và đang nỗ lực trở thành một hệ thống tài chính số toàn diện cho cuộc sống số. Fiin được vinh danh top 10 thương hiệu hàng đầu năm 2019năm 2020.

Fiin Credit cam kết đồng hành cùng chính phủ để xây dựng khung pháp lý hoàn chỉnh cho lĩnh vực Fintech, góp phần khơi dòng kinh tế số Việt Nam năm 2021. 

Mời quý độc giả xem thêm chi tiết tại:

Để trở thành thành viên của cộng đồng hơn 500.000 người dùng ????, đăng ký ngay tại website: https://mobile.fiin.vn

——————————————–

#đầu_tư #Fiin #Fintech #Fiin_Credit #vay_tiền #vay_online #Ứng_tiền_tiêu_dùng #vay_ưu_đãi

TẢI NGAY trên Android: http://bit.ly/2IHNdxo

Youtube: https://bit.ly/2QTxwaf

Website: https://fiin.vn/

Hotline: 1900 633602

FIIN CREDIT – một hệ thống tài chính số toàn diện cung cấp giải pháp tài chính số an toàn, minh bạch, và tối ưu cho người dùng bao gồm các dịch vụ chính như: ứng tiền tiêu dùng (mua trước-trả sau), ứng tiền tiêu dùng trả góp và cho vay ngang hàng cùng nhiều dịch vụ tiện ích khác.