Mạo danh nhân viên ngân hàng, giả mạo thông tin tổ chức tín dụng, ăn cắp mã OTP… là các thủ đoạn lừa đảo đang nổi cộm thời gian qua. Người dân cần nắm rõ toàn cảnh về các mánh khóe chiếm đoạt tài sản đang lộng hành và cách để phòng tránh chúng.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) vừa phát đi văn bản số 4893/NHNN-TT tới các tổ chức cung ứng dịch vụ ngân hàng và Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, trong đó nêu rõ 7 cách thức lừa đảo đang nở rộ hiện nay cần lưu ý:
Nội dung chính:
Cụ thể, đối tượng sẽ gọi điện cho khách hàng và tự xưng mình là nhân viên ngân hàng liên hệ kiểm tra số dư tài khoản. Đối tượng sẽ “câu mồi” bằng cách đọc 6 số đầu tiên trên thẻ ghi nợ nội địa, yêu cầu khách hàng đọc nốt dãy số còn lại để xác thực chủ thẻ.
Lúc này, ngân hàng sẽ gửi một mã OTP về số điện thoại người dùng ( Đây thực chất là mã xác thực cho các giao dịch trực tuyến không rõ nguồn gốc).
“Trường hợp khách hàng thực hiện theo yêu cầu của đối tượng thì có thể gây rủi ro mất tiền trong tài khoản thẻ của khách hàng”, Vụ Thanh toán đưa ra lời cảnh báo.
Đối tượng sẽ chuyển tiền vào tài khoản ngân hàng của người dùng, sau đó liền mạo danh ngân hàng để gửi tin nhắn/ gọi điện thông báo về một giao dịch đang gặp sự cố.
Muốn giải quyết, khách hàng cần truy cập đường link được gửi về để tra soát và hoàn tất giao dịch. Thực chất, đây là các đường dẫn link có chứa mã độc. Chỉ cần nhấp vào link này sẽ bị chiếm quyền truy cập tài khoản ngân hàng ngay lập tức.
Tương tự như mánh khóe trên, các đối tượng sẽ gửi thư điện tử mạo danh ngân hàng uy tín được làm rất công phu có cả tên ngân hàng và chữ ký nhân viên ngân hàng.
Đính kèm là một tệp (file) hoặc đường dẫn (link) chứa mã độc để chiếm đoạt thông tin và nắm quyền kiểm soát tài khoản ngân hàng của người dùng.
Chuyện thật tưởng đùa, nhiều khách hàng không vay vẫn mắc nợ khi dính vào bẫy lừa đảo này. Đầu tiên, người dùng sẽ bất ngờ nhận được một khoản tiền với nội dung về vay tiền. Khi còn đang bỡ ngỡ thì đối tượng sẽ gọi điện và thông báo giao dịch chuyển nhầm, yêu cầu người dùng chuyển lại tiền.
Đáng nói, số tài khoản khách hàng cần trả lại tiền với số tài khoản chuyển tiền tới là khác nhau. Mục đích để sau đó, chủ tài khoản chuyển tiền đến ban đầu sẽ liên lạc đòi tiền cùng lãi suất vay.
Một mánh lới khác là đối tượng sẽ giả làm ngân hàng gửi tin nhắn về số điện thoại người dùng thông báo tài khoản có dấu hiệu hoạt động bất thường. Đặc biệt, tin nhắn lừa đảo được gửi về nằm trong cùng mục với các tin nhắn khác của ngân hàng khiến khách tin tưởng tuyệt đối.
Đi kèm tin nhắn là một đường link để xác nhận. Người dùng sau khi nhập tên truy cập, mật khẩu và mã OTP sẽ bị chiếm đoạt tiền trong tài khoản một cách nhanh chóng.
Ban đầu, đối tượng sẽ giả danh là các công ty tài chính để mời khách vay vốn, và cài đặt ứng dụng. Sau đó liền giải ngân khoản tiền “ảo” không có thực, gửi về cùng hợp đồng tín dụng có đầy đủ con dấu giả và xác nhận của công ty.
Đây là cách để chúng lừa đảo, yêu cầu người dùng chuyển tiền đặt cọc và chiếm đoạt tài sản.
Hoạt động tín dụng đen chiếm đoạt tài sản kiểu mới cần người dân hết sức lưu ý <= Đọc ngay
Đối tượng lừa đảo sẽ giới thiệu mình là nhân viên nhà mạng liên hệ để hỗ trợ đổi sim 3G lên sim 4G. Khách hàng sẽ phải thực hiện soạn cú pháp theo nội dung đối tượng hướng dẫn. Khi hoàn tất thủ tục cũng là lúc người dùng bị chiếm đoạt số điện thoại.
Phương thức vô cùng nguy hiểm vì sẽ khiến đối tượng nắm quyền kiểm soát mã xác thực OTP gửi về số điện thoại người dùng gây ra các rủi ro như mất tiền trên tài khoản ngân hàng.
Có thể thấy, điểm chung của hoạt động lừa đảo trên đều diễn ra trên không gian số thông qua tin nhắn/ cuộc gọi tới điện thoại di động với nội dung liên quan tới hoạt động thanh toán.
Quay trở lại đầu năm nay với vụ việc hơn 300.000 người Việt bị lộ thông tin cá nhân trên diễn đàn Raidforums. Đây chỉ là phần nổi có thể nhìn thấy trong tảng băng chìm về vấn nạn bảo mật thông tin cá nhân của người dân đã dẫn đến thực trạng lừa đảo như trên.
Không cần những chiêu thức quá phức tạp, người Việt đang tự chia sẻ thông tin cá nhân của mình trong những hoạt động hàng ngày dễ nhận ra.
“Mỗi lần đi siêu thị mới tôi đều được tư vấn làm thẻ tích điểm để giảm giá. Thì mình cứ cung cấp hết các thông tin cá nhân như địa chỉ nhà, số điện thoại, email… để làm thẻ thôi”, chị Bảo Anh (sống tại Hà Nội) chia sẻ.
Cùng VTV1 và CEO của Fiin Credit tìm hiểu: Cách bảo vệ dữ liệu cá nhân trong kỷ nguyên số
Và với tình hình dịch bệnh phức tạp như hiện nay, việc mua hàng và thanh toán trực tuyến đã quá quen thuộc. Lúc này, những dòng mã xác thực OTP được gửi về số điện thoại là thứ người dân cần cẩn trọng bảo mật để giữ an toàn cho tiền của mình.
“Shopping online đã trở thành thói quen của tôi. Một phần vì ngại tiếp xúc tiền mặt trong mùa dịch nên tôi chỉ thanh toán trực tuyến. Muốn vậy cần cung cấp chính xác tên tuổi, địa chỉ, thông tin thẻ ngân hàng nội địa/ thẻ Visa thanh toán quốc tế cho các dịch vụ mua sắm.”, anh Ngọc Dũng (nhân viên văn phòng) cho biết.
Trên thực tế, hoạt động lừa đảo liên quan đến vấn đề an ninh, an toàn trong hoạt động thanh toán của các đối tượng là vô cùng tinh vi, luôn biến tướng không ngừng. Mà chúng ta lại quá dễ dàng với không gian mạng. Chỉ một tin nhắn trên điện thoại, máy tính đều có thể bấm xác nhận và làm theo yêu cầu ngay mà không biết tình trạng bảo mật thế nào, có dấu hiệu lừa đảo không.
Vậy nên bên cạnh khuyến cáo của Ngân hàng Nhà Nước, chủ động mỗi người cần tự nâng cao cảnh giác:
– Không làm theo hướng dẫn của người lạ tự xưng để tiết lộ thông tin tài khoản (số thẻ, mã OTP…).
– Trong các giao dịch hàng ngày, hạn chế chia sẻ thông tin quá chi tiết (số CMND, địa chỉ cư trú…).
– Cảnh giác với các đường dẫn lạ.
– Không công khai thông tin quan trọng lên mạng xã hội
– Khi nhận được thông báo giới thiệu vay tiền, hãy gọi lại dịch vụ chính chủ xác minh
– Tìm hiểu về quyền lợi bảo mật thông tin trước khi sử dụng bất cứ dịch vụ nào.
——————————–
Fiin Credit cam kết về độ an toàn và bảo mật khi khách hàng thực hiện giao dịch trên điện thoại smartphone qua các giải pháp sau:
– Sử dụng công nghệ mã hoá SSL 256-bít mã hoá toàn bộ các thông tin của khách hàng trong quá trình sử dụng ứng dụng.
– Mỗi lần Quý khách đăng nhập ứng dụng Fiin, hệ thống sẽ xác thực tên đăng nhập và mật khẩu. Tài khoản của Quý khách cũng sẽ tự động đăng xuất khỏi hệ thống sau 5 phút không hoạt động.
– Đặc biệt, Fiin đang áp dụng cơ chế xác thực 2 lần (2FA) để xác minh cho các giao dịch tài chính.
– Áp dụng kết hợp công nghệ AI (Trí tuệ nhân tạo) và Big Data (Dữ liệu lớn).
Tìm hiểu về chính sách bảo mật cho khách hàng của Fiin Credit tại đây.
Qua hơn 3 năm hoạt động, hiện nay Fiin Credit đã nhận được sự tin tưởng của 900.000 người dùng và liên tiếp 2 năm (2019 – 2020) nhận giải thưởng “Top 10 Thương hiệu uy tín hàng đầu”.
Hãy Like và Theo dõi Fanpage và Youtube Fiin Credit để được cập nhật tin tức mới nhất về Fintech.
Để trở thành thành viên của cộng đồng hơn 900.000 người tin dùng ????, đăng ký ngay tại website: https://mobile.fiin.vn
——————————–
TẢI NGAY trên Android: http://bit.ly/2IHNdxo
Youtube: https://bit.ly/2QTxwaf
Website: https://fiin.vn/
Hotline: 1900 633602
FIIN CREDIT – 1 Hệ thống Tài chính số toàn diện cung cấp giải pháp tài chính số an toàn, minh bạch, và tối ưu cho người dùng bao gồm các dịch vụ chính như: ứng tiền tiêu dùng (mua trước-trả sau), ứng tiền tiêu dùng trả góp và cho vay ngang hàng cùng nhiều dịch vụ tiện ích khác.