Trang chủTin tứcTin tức chung

Thị trường Tài chính số Việt Nam qua 3 quý đầu 2022

Thị trường Tài chính số Việt Nam qua 3 quý đầu 2022

07/11/2022Chia sẻ : 

Dù phải đối mặt với nhiều biến động của thị trường nhưng Tài chính số Việt Nam đang đón nhận nhiều tín hiệu tích cực và phát triển mạnh mẽ, đạt được nhiều kết quả ấn tượng trong 3 quý đầu năm 2022. 

Thị trường tài chính số Việt Nam qua 3 quý đầu 2022
Thị trường tài chính số Việt Nam qua 3 quý đầu 2022

Tình hình Tài chính số Việt Nam 3 quý đầu năm 2022

Thị trường tài chính số tăng trưởng mạnh so với cùng kỳ năm trước do có nhiều cá nhân và doanh nghiệp trở lại hoạt động kinh doanh. 

Theo Tổng cục thống kê, tính đến ngày 20/9/2022, sự tăng trưởng tín dụng của nền kinh tế đạt 10,54%, gấp 2,6 lần tốc độ tăng trưởng huy động vốn. Việc tăng trưởng tín dụng đã thúc đẩy tích cực cho sự tăng trưởng kinh tế 3 quý đầu năm 2022. 

Các ngân hàng hàng đầu nước ta đầu tư tới 10 tỷ đồng mỗi năm cho chuyển đổi số, tập trung chủ yếu vào công nghệ 4.0 như công nghệ dữ liệu lớn BIG DATA và công nghệ trí tuệ nhân tạo AI. 

Nguyễn Thị Hường – Phó Giám Đốc Fiin Credit nhận định: “Thị trường tài chính số có sự tăng trưởng rất mạnh. Đặc biệt có sự gia tăng tín dụng trong lĩnh vực tiêu dùng, sản xuất, ưu tiên.”

Sự hỗ trợ của Chính phủ trong việc đẩy mạnh thanh toán qua thiết bị di động cùng với tỷ lệ người trẻ đang chiếm ưu thế tại một quốc gia dân số đông như Việt Nam đã tạo ra một lượng cầu tiềm năng rất lớn đối với lĩnh vực tài chính số. 

Bên cạnh đó, Trong 9 tháng đầu năm 2022, hoạt động ngành tài chính với điểm sáng tín dụng do có sự tập trung vào các lĩnh vực ưu tiên và hạn chế các lĩnh vực rủi ro. 

Những thách thức và khó khăn của thị trường Tài chính số Việt Nam

Bên cạnh cơ hội phát triển mạnh mẽ, bên cạnh những cơ hội phát triển, thị trường tài chính số tại Việt Nam gặp không ít những thách thức và khó khăn.

Tiến sĩ Nguyễn Văn Hiến – Phó Hiệu trưởng Đại học Tài chính đánh giá: “Đầu tiên, khuôn khổ pháp lý về tài chính số ở thị trường Việt Nam chưa đầy đủ. Thứ hai, cũng phải kể đến tính an toàn bảo mật thông tin cho người dùng. Đặc biệt là những quy trình giải quyết tranh chấp khiếu nại trong giao dịch tài chính số.” 

Thứ nhất, về cơ chế pháp lý

Mặc dù Chính phủ đã có những chính sách liên quan đến việc hỗ trợ phát triển Fintech thông qua các chương trình, đề án, tuy nhiên, khuôn khổ pháp lý đối với lĩnh vực này chưa thực sự đầy đủ, rõ ràng và hoàn thiện. 

Thời gian gian cập nhật, sửa đổi, bổ sung chính sách pháp lý còn chậm so với tốc độ phát triển khá nhanh của công nghệ. Khuôn khổ pháp lý về cơ bản mới chỉ đáp ứng được một phần cho lĩnh vực Fintech trong hoạt động thanh toán, chưa đầy đủ và đồng bộ cho các hoạt động khác, đặc biệt là hoạt động P2P Lending.

Từ việc thiếu hành lang pháp lý mà các đối tượng xấu đã lợi dụng những kẽ hở pháp luật để thực hiện những hành vi phạm tội, “núp bóng” dưới cái mác Fintech. Từ lừa đảo đầu tư đến nạn tín dụng đen, những hành vi trên đã gây nhiều tổn thất cho doanh nghiệp và khách hàng. 

Thứ hai, về điều kiện hạ tầng công nghệ

Việt Nam là quốc gia đang phát triển, mặc dù có nguồn lao động trẻ thuận lợi trong việc tiếp cận với lĩnh vực mới, song nền kinh tế chưa thực sự phát triển nên cơ sở hạ tầng công nghệ vẫn còn gặp nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu của phát triển công nghệ hiện đại, đặc biệt là công nghệ bảo mật. 

Thứ ba, hiểu biết về Tài chính số của người dân chưa cao

Hiện nay, các sản phẩm, dịch vụ tài chính số vẫn còn khá mới lạ đối với nhiều người dân nên nhận thức của người tiêu dùng Việt Nam về các sản phẩm, dịch vụ này vẫn còn nhiều hạn chế.

Giải pháp phát triển Tài chính số tại Việt Nam

Theo Tiến sĩ Trần Quý – Viện trưởng Viện kinh tế số Việt Nam: Chúng ta cần chú trọng vào hệ thống bảo mật đặc biệt trong Fintech – ngân hàng như bảo mật giao dịch, bảo mật thông tin của khách hàng cũng như hành vi, con số giao dịch, thời gian giao dịch của người sử dụng.

Giải pháp phát triển tài chính số tại Việt Nam
Giải pháp phát triển tài chính số tại Việt Nam

Giải pháp 1: Xây dựng và hoàn thiện hành lang pháp lý về cung cấp sản phẩm dịch vụ tài chính số

Nếu có cơ chế này sẽ ngăn chặn và hạn chế hoạt động tín dụng đen phi pháp, lợi dụng môi trường mạng hoặc giả mạo mô hình P2P Lending để thực hiện hành vi cho vay nặng lãi hoặc lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Bên cạnh đó, cơ chế thí điểm có kiểm soát sẽ hạn chế sự cạnh tranh không lành mạnh, ngăn ngừa hành vi vi phạm pháp luật của các cá nhân và tổ chức nước ngoài núp bóng doanh nghiệp nội địa để cho vay nặng lãi, tín dụng đen qua mạng, rửa tiền; góp phần đảm bảo an ninh mạng, bảo vệ dữ liệu người dùng, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. 

Sandbox cũng tạo cơ hội cho các doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực Fintech có hành lang pháp lý để phát triển, mở rộng hợp tác với những tổ chức tài chính, tín dụng và quỹ đầu tư. Như vậy, người dân có thể nhận diện được các doanh nghiệp hoạt động đúng mô hình, tránh được cạm bẫy lừa đảo trên Internet.

Giải pháp 2: Gia tăng phát triển các hạ tầng Công nghệ

Các công ty Fintech tiếp tục gia tăng phát triển các hạ tầng công nghệ tạo điều kiện phát triển đa dạng sản phẩm dịch vụ và kênh phân phối, đồng thời có chính sách đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân sự có khả năng vận hành và làm chủ cơ sở dữ liệu, cũng như đảm bảo an ninh an toàn trong quá trình hoạt động. 

Giải pháp 3: Phổ cập “giáo dục” tài chính số đến mọi người dân

Các công ty công nghệ tài chính, tổ chức tài chính và ngân hàng cùng các cơ quan truyền thông cần nỗ lực phổ cập đến người dân Việt Nam về các sản phẩm dịch vụ của tài chính số: từ hướng dẫn đăng ký cập nhật thủ tục eKYC, và cách thao tác trên nền tảng online để từ đó mọi người dân Việt Nam có thể dễ dàng sử dụng thanh toán di động, đầu tư , vay tiền, thanh toán trả góp…thuận tiện, dễ dàng hơn. 

Đồng thời, hướng dẫn mọi người tự chủ động bảo vệ thông tin cá nhân an toàn trên không gian mạng.

Vai trò của các công ty Fintech trong việc phát triển Tài chính số tại Việt Nam

Sự phát triển của các công ty Fintech đã và đang đóng góp quan trọng, tạo ra nhiều cơ hội để mở rộng và hoàn thiện hệ thống tài chính Việt Nam một cách toàn diện.  Với sự đổi mới sáng tạo, ứng dụng linh hoạt hiệu quả, các công ty Fintech giúp cho nhiều đối tượng khách hàng có thể dễ dàng tiếp cận nguồn tài chính, đảm bảo sự minh bạch thông qua các ứng dụng Fintech như Ví điện tử; Mua trước, trả sau; nền tảng kết nối cho vay ngang hàng. 

>> Thị trường Tài chính số Việt Nam 3 quý đầu năm 2022: https://youtu.be/XaFhMKm_8aU

>> Việt Nam nằm trong nhóm thị trường đứng đầu về tỉ lệ đón nhận Fintech: https://fiin.vn/bao-chi/viet-nam-nam-trong-nhom-thi-truong-dung-dau-ve-ty-le-don-nhan-cong-nghe-fintech/ 

>> Sẵn sàng thử nghiệm cho vay ngang hàng: https://fiin.vn/bao-chi/san-sang-thu-nghiem-cho-vay-ngang-hang-2/ 

——————————————————

Qua 5 năm hoạt động, hiện nay ???? ?????? đã liên tiếp 2 năm (2019 – 2020) nhận giải thưởng “Top 10 Thương hiệu uy tín hàng đầu”.

Để trở thành thành viên của cộng đồng 1 triệu người tin dùng ???? ??????, đăng ký ngay tại:  https://mobile.fiin.vn hoặc app Fiin Credit trên CH Play:

Hãy Like và Theo dõi Fanpage và Youtube ???? ?????? để được cập nhật tin tức mới nhất về Tài chính số.

#đầu_tư #Fiin #Fintech #Fiin_Credit #vay_tiền #vay_online #Ứng_tiền_tiêu_dùng #vay_ưu_đãi #Cho_vay #Cho_vay_online #Đầu_tư_online #mua_trước_trả_sau #buy_now_pay_later

TẢI NGAY trên Android: http://bit.ly/2IHNdxo

Youtube: https://bit.ly/2QTxwaf

Website: https://fiin.vn/

Instagram: https://www.instagram.com/fiincreditvn/

Tiktok: https://www.tiktok.com/@fiincredit

Hotline: 1900 633602

???? ?????? – ? ??̣̂ ???̂́?? ??̀? ???́?? ??̂́ ???̀? ???̣̂? cung cấp giải pháp tài chính số an toàn, minh bạch, và tối ưu cho người dùng bao gồm các dịch vụ chính như: Vay tiền, Đầu tư, ứng tiền tiêu dùng (mua trước-trả sau), ứng tiền tiêu dùng trả góp, cùng nhiều dịch vụ tiện ích khác…