Trang chủTin tứcTin trên báo chí

“Đằng sau những con số ấn tượng, vẫn còn đó những trăn trở”

“Đằng sau những con số ấn tượng, vẫn còn đó những trăn trở”

13/01/2020Chia sẻ : 

BizLIVE – “Thế giới sẽ mãi mãi thay đổi, không bao giờ có thể trở lại như trước được nữa”. Việt Nam cũng đang thay đổi, cần thêm những thay đổi… Fintech cần phải thay đổi, cùng tìm hiểu toàn cảnh diễn đàn và những trăn trở của Fintech tại Việt Nam thời gian tới.

VCCI, VABO và BizLIVE tổ chức diễn đàn đầu tư và phát triển kinh doanh tại Việt Nam mở đầu cho kỷ nguyên mới

“Đằng sau những con số ấn tượng, vẫn còn đó những trăn trở”
Toàn cảnh diễn đàn Đầu tư và Phát triển Kinh doanh 2020: “Cơ hội tăng tốc & bứt phá” diễn ra vào sáng 6/1, tại TP.HCM.
Diễn đàn Đầu tư và Phát triển Kinh doanh 2020: “Cơ hội tăng tốc & bứt phá” vừa được Ban Kinh tế Trung ương, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đồng chủ trì, Hiệp hội Các tổ chức dịch vụ phát triển kinh doanh Việt Nam (VABO) và Diễn đàn Đầu tư BizLIVE tổ chức tại TP.HCM ngày 6/1/2020.
Tại đây, các diễn giả đã chia sẻ, thảo luận về tổng quan nền kinh tế, môi trường đầu tư và kinh doanh tại Việt Nam năm 2019, cũng như hướng tới năm 2020 với những kỳ vọng và thay đổi.
BizLIVE điểm lại những ý kiến nổi bật qua Diễn đàn lần này.

TS. Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam: “2020 tiếp tục là năm gian nan, khó khăn, thậm chí khó khăn hơn với doanh nghiệp vì xu thế thế giới giảm tốc, thách thức với kinh tế còn nhiều. Quy mô nền kinh tế tăng nhanh, nhưng sức khoẻ của doanh nghiệp và nền kinh tế vẫn có vấn đề”.

Ông Phạm Quang Vinh, nguyên Thứ trưởng Bộ ngoại giao Việt Nam, nguyên Đại sứ Việt Nam tại Hoa Kỳ: “Có một điều chắc chắn rằng sau chiến tranh thương mại Mỹ – Trung, thế giới sẽ mãi mãi thay đổi, không bao giờ có thể trở lại như trước được nữa. Và cuối cùng chắc chắn rồi sẽ có thỏa thuận thương mại Mỹ – Trung Quốc, nhưng thỏa thuận thương mại càng có sớm bao nhiêu thì cơ hội cho các nước nhỏ vươn lên càng ít bấy nhiều.
Lúc mọi thứ đang chưa rõ ràng như thế này là lúc Việt Nam được chọn, chứ đến lúc nước lớn họ thỏa thuận xong với nhau, cơ hội cho Việt Nam sẽ hạn chế đi nhiều”.

TS. Trần Du Lịch, Chuyên gia kinh tế, Thành viên Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng Chính phủ: “Nhà nước theo đuổi mục tiêu phát triển của quốc gia, chứ Nhà nước không theo đuổi mục tiêu kinh doanh kiếm lời.
Trong điều kiện nước ta hiện nay, để hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh tùy thuộc vào 3 nhân tố: kinh tế vĩ mô ổn định, môi trường pháp lý tốt và nền hành chính mang tính phục vụ”.

TS. Võ Trí Thành, Chuyên gia kinh tế: “Năm 2019, đằng sau kết quả, những con số ấn tượng cùng tiến bộ trên nhiều chiều cạnh kinh tế khác, vẫn còn đó là những trăn trở, day dứt từ góc nhìn phát triển bền vững, thúc đẩy cái cách, đổi mới sáng tạo và cảm nhận của thị trường.

2020 không chỉ là năm tổng kết quá khứ mà còn chuẩn bị tương lai với kế hoạch 5 năm, chiến lược 10 năm và tầm nhìn đến 2045, 100 năm thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Cải cách, sáng tạo và cả chỉ tiêu phải thực sự gắn với động lực mới và những đòi hỏi thay đổi về chất trong phát triển: chất lượng – hiệu quả – bền vững – bao trùm”.

 

 Ông Vũ Tú Thành, Phó giám đốc điều hành khu vực, Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ – ASEAN: “Năm 2020 có cơ sở để hy vọng, mà đây là hy vọng không phải của tôi mà của các doanh nghiệp Mỹ mà tôi có liên quan. Theo dõi động thái của Đảng, Chính phủ trong vài năm qua, cộng đồng doanh nghiệp Hoa Kỳ có cơ sở tin rằng năm 2020 sẽ nhiều tin vui hơn tin buồn”.

 TS. Cấn Văn Lực, Chuyên gia Kinh tế trưởng BIDV: “Tôi cho rằng thị trường bất động sản vẫn đang trong quá trình cơ bản sàn lọc chứ không đến mức độ bi quan. Một trong những nguyên nhân chính là do thể chế, chính sách không theo kịp sự phát triển của thị trường”.

Ông Nguyễn Tú Anh, Vụ trưởng Vụ Kinh tế tổng hợp, Ban Kinh tế Trung ương: “Năm 2019 động lực bị tắc nghẽn lớn nhất là đầu tư công. Nhưng năm 2020, điểm nghẽn này sẽ được giải quyết, những thủ tục vướng mắc của 2019 đã được giải quyết nên 2020 dự kiến vốn sẽ được giải ngân nhiều hơn”.

Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA): “Từ góc độ của một hiệp hội, chúng tôi luôn thể hiện kiến nghị của mình để Chính phủ cải thiện môi trường kinh doanh theo hướng minh bạch. Bản chất thị trường bất động sản không xấu nhưng gặp nhiều vấn đề về pháp luật, thực thi pháp luật, và con người thực thi pháp luật”.

Bà Nguyễn Hương, Tổng giám đốc Đại Phúc Land: “Bất động sản không dành cho người yếu tim, vì nhiều rủi ro. Năm 2019, trong khi toàn cảnh bức tranh vĩ mô phần lớn màu sáng nhưng thị trường bất động sản vẫn gam màu xám do bất cập trong về cung cầu kéo theo thanh khoản kém.
Năm 2020, chúng tôi mong muốn có một thông điệp đủ mạnh của Chính phủ và Nhà nước về ngắn hạn để doanh nghiệp bất động sản có thể vạch ra được một chiến lược ngắn hạn và dài hạn để đầu tư đúng hướng, đặc biệt là chiến lược đầu tư dài hạn, không chỉ vì lợi ích trước mắt…”.

Ông Trần Việt Vĩnh, Tổng giám đốc Fiin Credit: “Hai ba năm gần đây thị trường fintech phát triển bùng nổ. 10-15 năm trước khi thị trường fintech Việt Nam manh nha, ban đầu chỉ có một số doanh nghiệp nước ngoài đầu tư nhưng dần dần đã có thêm những doanh nghiệp trong nước gia nhập. Hiện nay là giai đoạn chín muồi cho phát triển thị trường fintech Việt Nam”.
Bà My Lan, Tổng giám đốc điều hành Tập đoàn Egroup (bên trái): “Trong khoảng 10-15 năm nữa nhiều ngành nghề sẽ biến mất. Nếu ngành giáo dục Việt Nam không có sự chuẩn bị trước thì cũng sẽ bị tụt hậu. Do đó giáo dục nguồn nhân lực cần được quan tâm hàng đầu và có chính sách khuyến khích hàng đầu”.
Link bài: https://bizlive.vn/kinh-doanh/dang-sau-nhung-con-so-an-tuong-van-con-do-nhung-tran-tro-3532274.html

Hãy Like và Theo dõi Fanpage và Youtube Fiin Credit để được cập nhật tin tức mới nhất về Fintech.

Để trở thành thành viên của cộng đồng hơn 700.000 người tin dùng ????, đăng ký ngay tại website: https://mobile.fiin.vn

——————————————–

#đầu_tư #Fiin #Fintech #Fiin_Credit #vay_tiền #vay_online #Ứng_tiền_tiêu_dùng #vay_ưu_đãi

???? ?????? – 1 Hệ thống tài chính số toàn diện cho cuộc sống số, cung cấp giải pháp tài chính số an toàn, minh bạch, và tối ưu cho người dùng bao gồm các dịch vụ chính như: ứng tiền tiêu dùng (mua trước-trả sau), ứng tiền tiêu dùng trả góp và cho vay ngang hàng cùng nhiều dịch vụ tiện ích khác.