Trang chủTin tứcTin trên báo chí

“Bùng” tiền vay trên app, ứng dụng. Việt Nam cần sớm có khuân khổ pháp lý cho Fintech.

“Bùng” tiền vay trên app, ứng dụng. Việt Nam cần sớm có khuân khổ pháp lý cho Fintech.

25/09/2020Chia sẻ : 

P2P Lending (Cho vay ngang hàng) đang dần trở nên quen thuộc với đời sống người dân. Để có thể giám sát tốt hoạt động này, rất cần những hành lang pháp lý kịp thời giúp người dân sàng lọc được dịch vụ uy tín, vừa giúp các đơn vị chân chính kiểm soát tốt dịch vụ đang cung ứng.

Rào cản khiến những đơn vị tài chính minh bạch khó phát triển

Ở Việt Nam, nền tảng P2P Lending (Cho vay ngang hàng) bắt đầu xuất hiện từ năm 2015. Nhưng lĩnh vực này thực sự bùng nổ trong khoảng 3 năm trở lại đây với sự ra đời của hàng trăm ứng dụng nhờ những ưu điểm vượt trội như: Giao dịch trực tuyến, không cần thế chấp, nhanh chóng… 

Mặt khác, điều này cũng khiến cho nhiều đối tượng xấu lợi dụng những khe hở về pháp lý để tổ chức, lôi kéo người dùng hình thành tư tưởng “bùng” tiền vay trên app. Với mục đích nhằm chiếm đoạt tài sản cá nhân nhưng sẽ gây tổn thất không nhỏ cho các doanh nghiệp P2P. 

Đặc biệt, nhóm khách hàng này chiếm tỉ lệ không nhỏ thậm chí ngày càng lan rộng. Dần dà sẽ tạo thành đường dây có quy mô lớn để tạo lập hồ sơ giả gồm các thông tin cá nhân như chứng minh thư, hộ khẩu, hợp đồng lao động,… Qua đó có thể lừa đảo, trốn nợ từ ứng dụng này sang ứng dụng khác trót lọt.

Đây cũng chính là vấn đề mà các doanh nghiệp P2P chân chính đang phải đương đầu. Bài toán đặt ra là làm sao để vừa bám sát, tuân theo những quy định pháp luật hiện hành, vừa có biện pháp để ngăn chặn kịp thời các trường hợp gian lận, chiếm đoạt tài sản.

Hệ lụy nghiêm trọng tác động tới nền tài chính quốc gia

Nhìn nhận từ thực tế vào năm 2011, lĩnh vực P2P Lending mới bắt đầu bùng nổ và phát triển tại Trung Quốc. Rất nhanh chóng, hiện ngành công nghiệp này có giá trị 200 tỷ đô la Mỹ, với hơn 50 triệu người đăng ký. Ở thời điểm huy hoàng có đến gần 4.000 nền tảng cho vay ngang hàng hoạt động.

Nhờ chính sách khuyến khích đột phá sáng tạo về tài chính của chính phủ Trung Quốc cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, mô hình P2P ngày càng tăng trưởng vượt bậc.

Kết quả là, nền tảng cho vay ngang hàng đã dễ dàng nhận được Giấy phép để trở thành tổ chức tài chính.

Tuy nhiên, khi các quy định pháp lý còn lỏng lẻo, chưa phù hợp với thực tiễn thì nhiều đơn vị đã nhanh chóng lợi dụng để cho vay tiền với lãi suất cắt cổ lên đến cả 1000%/năm nhưng cũng nhanh chóng phải vỡ nợ.

Đỉnh điểm hồi tháng 08/2018, hàng loạt các vụ phá sản diễn ra khiến 400 nền tảng cho vay ngang hàng tại Trung Quốc tuyên bố vỡ nợ.

Các chuyên gia nhận định, cuộc thanh lọc trên thị trường cho vay ngang hàng sẽ chưa dừng lại chỉ còn 1 phần 40 số nền tảng còn có thể hoạt động so với thời kỳ đỉnh cao.

Doanh nghiệp Fintech chân chính mong mỏi cơ chế pháp lý

Những hệ lụy nghiêm trọng của vấn nạn “bùng nợ” hàng loạt vì khung pháp lý chưa rõ ràng tại Trung Quốc là một hồi chuông cảnh tỉnh cho các nước đang trên đà phát triển mạnh mẽ lĩnh vực Fintech nói chung, và P2P Lending – Cho vay ngang hàng nói riêng.

Những doanh nghiệp Fintech với mô hình kinh doanh chân chính nỗ lực đồng hành cùng Chính phủ để ngăn ngừa những rủi ro này, đồng thời rất cần một hành lang pháp lý hoàn chỉnh.

Trao đổi về vấn đề này, ông Trần Việt Vĩnh – CEO của CTCP Đổi mới Công nghệ Tài chính Fiin cho biết: “Trong 2 năm qua, các doanh nghiệp như chúng tôi đã có nhiều kiến nghị với Chính phủ về việc xây dựng hành lang pháp lý cho lĩnh vực P2P. Ở góc độ xử lý các đối tượng “bùng” nợ, cần xây dựng chế tài đủ mạnh, có tính răn đe để người dân nâng cao ý thức khi sử dụng các dịch vụ tài chính.”

Fiin Credit mong muốn sớm có khung phung pháp lý cho ngành fintech
Ông Trần Việt Vĩnh – CEO của Fiin chia sẻ mong muốn của những doanh nghiệp Fintech chân chính.  

Fiin – doanh nghiệp Fintech hàng đầu của Việt Nam

Xuất phát điểm là một doanh nghiệp thuần Việt, Fiin luôn hướng mục tiêu tới việc xây dựng một nền tảng cung cấp dịch vụ tài chính toàn diện cho cộng đồng, bắt kịp xu thế toàn cầu về tài chính số. 

Tuy nhiên, đôi khi hệ thống thẩm định của Fiin phải từ chối nhiều hồ sơ vay vốn để đảm bảo an toàn cho người đầu tư và kiểm soát tốt rủi ro.

Ông Vĩnh cũng chia sẻ thêm về đề xuất các công cụ hỗ trợ cho các doanh nghiệp P2P: “Hiện nay, hệ thống theo dõi thông tin nợ xấu CIC của NHNN đang cung cấp thông tin tín dụng của khách hàng cho các ngân hàng, nhưng các công ty Fintech lại chưa được tham gia.”

Mong muốn của những đơn vị minh bạch như Fiin chính là giúp cho dịch vụ tài chính ngày càng công khai, minh bạch, tiếp cận đến nhiều người dân hơn. Và hơn nữa Fiin kỳ vọng có thể giúp người dân ở cả vùng sâu vùng xa và còn khó khăn về kinh tế cũng được nâng cả khả năng tiếp cận tài chính công nghệ.

Link bài viết gốc tại Enternews: https://bit.ly/304LVqS

Hãy Like và Theo dõi Fanpage và Youtube Fiin Credit để được cập nhật tin tức mới nhất về Fintech.

Để trở thành thành viên của cộng đồng hơn 900.000 người tin dùng ????, đăng ký ngay tại website: https://mobile.fiin.vn

——————————————–

#đầu_tư #Fiin #Fintech #Fiin_Credit #vay_tiền #vay_online #Ứng_tiền_tiêu_dùng #vay_ưu_đãi

???? ?????? – 1 Hệ thống tài chính số toàn diện cho cuộc sống số, cung cấp giải pháp tài chính số an toàn, minh bạch, và tối ưu cho người dùng bao gồm các dịch vụ chính như: ứng tiền tiêu dùng (mua trước-trả sau), ứng tiền tiêu dùng trả góp và cho vay ngang hàng cùng nhiều dịch vụ tiện ích khác.