Trang chủBlog

Diễn biến toàn bộ hoạt động cho vay ngang hàng tại Việt Nam

Diễn biến toàn bộ hoạt động cho vay ngang hàng tại Việt Nam

29/04/2022Chia sẻ : 

Được kỳ vọng sẽ tạo ra xu thế tài chính mới tại Việt Nam, mô hình cho vay ngang hàng đang dần để lộ những mặt trái không đáng có khi thiếu đi cơ chế kiểm soát kịp thời từ Ngân hàng Nhà nước và Chính phủ. Vậy những hạn chế nào đang gây ảnh hưởng đến hoạt động cho vay ngang hàng chân chính ở nước ta hiện nay? Biện pháp nào được đưa ra để không đi vào “vết xe đổ” của thị trường P2P Lending Trung Quốc? Cùng tìm hiểu ngay!

1. Cho vay ngang hàng – Xu hướng tất yếu của kinh tế số

1.1. Tổng quan về cho vay ngang hàng quốc tế

Năm 2005, hoạt động cho vay ngang hàng lần đầu tiên xuất hiện tại Anh với nền tảng Zopa, mô hình này giúp kết nối trực tiếp giữa người đi vay và người cho vay (nhà đầu tư) trên nền tảng trực tuyến mà không thông qua bất kỳ tổ chức tài chính trung gian nào.

Nắm bắt được tiềm năng phát triển, rất nhanh sau đó Trung Quốc, Mỹ, Singapore và Việt Nam… dần ra mắt các nền tảng tương tự. Cho tới bây giờ sau 17 năm, đã có hàng tỷ đô la được giao dịch trên hàng trăm các nền tảng cho vay ngang hàng lớn nhỏ toàn cầu.

Trên thế giới, với tỷ lệ tăng trưởng kép hằng năm (CAGR) là 17,8%, giá trị giao dịch toàn cầu của thị trường cho vay ngang hàng được dự đoán sẽ đạt mức 290 tỷ USD vào năm 2023. Và được kỳ vọng đạt 589,05 tỷ USD trước năm 2025 với tốc độ CAGR là 50,2%.

Nhóm nghiên cứu tại Ngân hàng Morgan Stanley – Đế chế ngân hàng cao cấp nổi tiếng bậc nhất nước Mỹ nhận định rằng: “Trong tương lai không xa, chắc chắn mô hình cho vay P2P sẽ trở thành xu hướng phát triển rộng khắp trên thị trường tài chính thế giới.”

1.2. Cho vay ngang hàng tại thị trường Việt Nam

P2P Lending gia nhập vào Việt Nam khi không có quy định pháp luật cụ thể. Theo Luật Đầu tư Việt Nam 2014 (sửa đổi, bổ sung năm 2020) không có các quy định về hoạt động cho vay ngang hàng trong danh mục ngành, nghề bị cấm hay trong danh mục ngành, nghề kinh doanh có điều kiện.

Tại Việt Nam, động lực thúc đẩy cho vay ngang hàng đến từ 69% dân số chưa tiếp cận được với nguồn vốn vay từ ngân hàng. Ngoài ra, có tới 70% doanh nghiệp nhỏ cũng gặp khó trong việc tiếp cận các nguồn vốn chính thức.

Từ số liệu của Ngân hàng Nhà nước, Fintech (công nghệ tài chính) du nhập vào Việt Nam từ cuối năm 2016 với khoảng 40 công ty. Tới nay, con số đã lên đến khoảng 200 công ty với nhiều mảng, lĩnh vực hoạt động khác nhau. Chỉ riêng trong lĩnh vực cho vay ngang hàng (P2P Lending) có khoảng 100 công ty.

Cho vay ngang hàng tại Việt Nam là giải pháp tài chính mới
Cho vay ngang hàng tại Việt Nam được xem là giải pháp tài chính mới, nhanh chóng và thuận tiện.

Tuy nhiên, khi chưa có khung pháp lý cụ thể sẽ gây ra nhiều hệ lụy tiềm ẩn cho xã hội đến từ hình thức tín dụng đen “núp bóng” cho vay ngang hàng. Thực tế trong tháng 4/2022 vừa qua, Ngân hàng Nhà nước vừa công bố dự thảo nghị định quy định về cơ chế thử nghiệm có kiểm soát hoạt động công nghệ tài chính (Fintech) trong lĩnh vực ngân hàng để lấy ý kiến. Đây là cơ hội để tạo môi trường phát triển cho các doanh nghiệp Fintech chân chính, đồng thời loại bỏ tín dụng đen và các dịch vụ cho vay nặng lãi.

Theo Tạp chí tài chính đưa tin về Công văn số 5228/NHNN-CSTT, ngày 8/7/2019 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã khẳng định: “Hoạt động P2P Lending có thể góp phần hỗ trợ phổ cập tài chính, mở rộng khả năng và tạo thêm kênh tiếp cận nguồn lực tài chính, cách thức cho vay đối với nền kinh tế, nhất là với các đối tượng yếu thế trong xã hội (có khả năng tiếp cận internet), qua đó có thể góp phần đẩy lùi tình trạng tín dụng đen”.

Do tỷ lệ sử dụng Internet và điện thoại di động gia tăng cùng với nhu cầu vay lớn trở thành động lực thúc đẩy sự phát triển của hoạt động cho vay ngang hàng tại Việt Nam. Có thể thấy, P2P Lending là “phát minh” thành công nhất của xu hướng Fintech.

2. Thực trạng cho vay ngang hàng tại Việt Nam hiện nay

  • Một là, người dân khó tiếp cận các khoản vay nhỏ lẻ. 

Trước đây khi chưa được tiếp cận dịch vụ cho vay ngang hàng, người dân muốn vay tiền phải chuẩn bị hàng loạt hồ sơ nộp cho ngân hàng như: Đề nghị vay tiền, chứng minh mục đích vay tiền, giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản… và mất ít nhất 4-7 ngày để xác minh thủ tục.

Nhiều ngân hàng đã có phương án nâng cao chất lượng hệ thống thẩm định diễn ra nhanh chóng hơn. Tuy nhiên, người dân cũng chỉ được tiếp cận các khoản vay lớn với đầy đủ tài sản thế chấp.

  • Hai là, tín dụng đen lộng hành khắp hang cùng ngõ hẻm. 

Trong số 69% người Việt chưa được tiếp cận nguồn vốn vay chính thức, chủ yếu đều trong độ tuổi từ 15 đến 55 – nhóm lao động có nhu cầu lớn để chi trả cuộc sống, phục vụ tiêu dùng nhà ở, sinh hoạt và chi phí phát sinh. Đây cũng chính là cơ hội để mầm bệnh “tín dụng đen” len lỏi vào cuộc sống của người dân.

Một nạn nhân của tín dụng đen online đã chia sẻ trên Báo Long An online: “Tổng cộng số tiền tôi trả là trên 200 triệu đồng, trong khi số tiền thực tế tôi nhận được không đến 10 triệu đồng. Gốc chồng lãi, mỗi ngày nợ lại nhiều thêm!”.

Sự xâm nhập ngang nhiên của các tổ chức tín dụng đen nước ngoài tràn vào Việt Nam đang ở mức “báo động đỏ”. Cụ thể, trong số 100 công ty đang hoạt động cho vay ngang hàng tại Việt Nam, có rất nhiều đơn vị đang hoạt động dưới vốn nước ngoài. Chúng giả dạng Fintech chân chính để thực hiện các hành vi bất hợp pháp như rửa tiền, cho vay nặng lãi, cho vay cầm đồ biến tướng cùng các hoạt động tài chính lừa đảo khác. 

Cách phân biệt ứng dụng cho vay an toàn với ứng dụng “tín dụng đen” << XEM NGAY

Cho vay ngang hàng tại Việt Nam phát triển mạnh mẽ
Cho vay ngang hàng tại Việt Nam: Cho vay không cần tới ngân hàng. Nguồn ảnh: Internet.
  • Ba là, nguồn tiền nhàn rỗi trong dân vẫn chưa được tận dụng tốt để mang lại những lợi ích to lớn hơn cho xã hội.

Trong khi chờ đợi hoàn thiện hành lang pháp lý cho lĩnh vực Cho vay ngang hàng, một số công ty fintech uy tín như Fiin Credit với mô hình P2P Lending đã kịp thời “cứu cánh” người dân với những khoản vay nhỏ lẻ. Người dùng có thể đăng ký hồ sơ vay tiền hoặc đầu tư online an toàn chỉ với 3 bước đơn giản, trong vòng 1 phút trên điện thoại được kết nối Internet.

Ông Trần Việt Vĩnh – CEO của Fiin Credit đã chia sẻ: “Sự ra đời của Fiin không chỉ đơn giản là giải pháp kết nối nguồn tiền nhàn rỗi trong xã hội đến với những người có nhu cầu tín dụng, nhưng gặp khó khăn khi tiếp cận nguồn vốn từ ngân hàng, mà còn là một công cụ hữu ích để giảm thiểu nạn tín dụng đen đang hoành hành.”

Vì vậy, mô hình cho vay trực tuyến được xem là đáp án cho bài toán nan giải của thị trường. Tuy mới du nhập vào Việt Nam được khoảng hơn 6 năm, sự bùng nổ của lĩnh vực cho vay P2P đã hoàn toàn “thay đổi cuộc chơi” tại Việt Nam.

3. Đề xuất hoàn thiện hoạt động cho vay ngang hàng tại Việt Nam

Hoạt động cho vay ngang hàng được ưa thích nhờ cung cấp một kênh vốn mới, đáp ứng nhu cầu thị trường vốn tiêu dùng và đem lại nhiều lợi ích cho cả người vay và người cho vay (nhà đầu tư).

Tuy nhiên, cần nhìn nhận việc P2P Lending gần như sụp đổ hoàn toàn tại Trung Quốc là bài học trong việc quản lý hoạt động cho vay ngang hàng tại Việt Nam để nhanh chóng thử nghiệm khung pháp lý cho lĩnh vực này để có những giải pháp đảm bảo cho vay ngang hàng hoạt động vững mạnh: 

  • Một là, kiểm soát chặt tín dụng ở các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro. Đây cũng là một trong các nhiệm vụ trọng tâm của ngành ngân hàng trong năm 2022 đặt ra tại Chỉ thị số 01 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
  • Hai là, hoàn thiện khung hành lang pháp lý hoàn chỉnh cho hoạt động cho vay ngang hàng tại Việt Nam.
  • Ba là, nhanh chóng thí điểm hoạt động các công ty P2P Lending. Cụ thể, Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 100/NQ-CP thông qua đề nghị xây dựng Nghị định về cơ chế thử nghiệm có kiểm soát hoạt động công nghệ tài chính (Fintech) trong lĩnh vực ngân hàng. 

Bởi khi thiếu hành lang pháp lý để các doanh nghiệp Fintech hoạt động, khiến toàn thị trường bị ảnh hưởng. Ông Trần Việt Vĩnh – CEO của Fiin Credit đã chia sẻ về vấn đề này trên tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp ngày 06/04/2022.

>> XEM NGAY TẠI: Tín dụng đen và hành lang pháp lý Fintech

Những chế tài quản lý rõ ràng sẽ được ban hành nhằm kiểm soát và hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của Fintech đối với hệ thống tài chính – ngân hàng trong tương lai. Đồng thời, Fiin Credit và các công ty fintech chân chính có cơ hội phát triển công bằng và khẳng định vị thể vững mạnh của khối kinh tế tư nhân trong thời gian tới, mở rộng tiềm năng tại khu vực quốc tế.

Cho vay ngang hàng qua Fiin Credit hỗ trợ người dân vượt qua đại dịch.
Trong mùa Covid-19 vừa qua, Fiin Credit luôn hỗ trợ tài chính cho người dân vượt qua đại dịch.

Ở Việt Nam, dù chỉ xuất hiện trong vài năm trở lại đây song hình thức cho vay ngang hàng đã có những bước nhảy vượt bậc đến từ các doanh nghiệp uy tín trên thị trường. Nổi bật nhất là Fiin Credit – 1 Hệ thống Tài chính số toàn diện, cung cấp giải pháp tài chính số an toàn, minh bạch, và tối ưu cho người dùng bao gồm các dịch vụ chính như:

  • Vay tiền
  • Đầu tư
  • Ứng tiền tiêu dùng (mua trước-trả sau)
  • Ứng tiền tiêu dùng trả góp
  • Cùng nhiều dịch vụ tiện ích khác…

Là đơn vị tiên phong hàng đầu trong cung cấp dịch vụ P2P Lending, Fiin Credit liên tục được báo đài cả nước đánh giá là cung cấp dịch vụ Cho vay ngang hàng uy tín, giúp mọi người dân từ 18-65 tuổi được tiếp cận nguồn vốn và kênh đầu tư 4.0 một cách dễ dàng và an toàn nhất.

Các công ty fintech minh bạch như Fiin Credit luôn tuân thủ pháp luật Việt Nam. Đồng thời, nỗ lực hết sức để nâng cao nhận thức của người dân phòng tránh tín dụng đen online, vừa góp phần cùng Chính phủ có khung pháp lý rõ ràng để quản lý thị trường này.

Lời kết,

Trong tương lai, mô hình cho vay ngang hàng tại Việt Nam được dự đoán trở thành trào lưu mới trong giới đầu tư tài chính khi Ngân hàng Nhà nước mới vừa công bố dự thảo nghị định quy định về cơ chế thử nghiệm có kiểm soát hoạt động công nghệ tài chính (Fintech) trong lĩnh vực ngân hàng để lấy ý kiến.

——————————

Qua gần 4 năm hoạt động, hiện nay Fiin Credit đã nhận được sự tin tưởng của 900.000 người dùng và liên tiếp 2 năm (2019 – 2020) nhận giải thưởng “Top 10 Thương hiệu uy tín hàng đầu”.

Hãy Like và Theo dõi Fanpage và Youtube Fiin Credit để được cập nhật tin tức mới nhất về Tài chính số. 

Để trở thành thành viên của cộng đồng hơn 900.000 người tin dùng Fiin Credit, đăng ký ngay tại website: https://mobile.fiin.vn

——————————

#đầu_tư #Fiin #Fintech #Fiin_Credit #vay_tiền #vay_online #Ứng_tiền_tiêu_dùng #vay_ưu_đãi #Cho_vay #Cho_vay_online #Đầu_tư_online 

Website: https://fiin.vn

TẢI NGAY trên Android: http://bit.ly/2IHNdxo

Youtube: https://bit.ly/2QTxwaf

Hotline: 1900 633602

FIIN CREDIT – 1 Hệ thống Tài chính số toàn diện cung cấp giải pháp tài chính số an toàn, minh bạch, và tối ưu cho người dùng bao gồm các dịch vụ chính như: Vay tiền, Đầu tư, ứng tiền tiêu dùng (mua trước-trả sau), ứng tiền tiêu dùng trả góp, cùng nhiều dịch vụ tiện ích khác…