Trang chủTin tứcTin trên đài truyền hình

Làn sóng lừa đảo trực tuyến gia tăng: Làm sao để bảo vệ tài sản?

Làn sóng lừa đảo trực tuyến gia tăng: Làm sao để bảo vệ tài sản?

26/09/2021Chia sẻ : 

VOV1 – Trong giai đoạn dịch Covid-19 và giãn cách xã hội diện rộng, lừa đảo trực tuyến càng lộng hành khiến hàng nghìn người dân bị chiếm đoạt tài sản. Cập nhật cách bảo vệ tài sản số cá nhân trong chương trình Đối thoại giữa VOV1 và ông Trần Việt Vĩnh – Nhà sáng lập và CEO Công ty Fiin Credit. 

Dịch COVID-19 hoành hành suốt thời gian qua đã làm thay đổi nhiều thói quen đã có trước đây. Nhiều hoạt động từ trực tiếp chuyển sang trực tuyến, do vậy mức độ sử dụng Internet của người dân ngày càng tăng. 

Sự gia tăng của các hoạt động trực tuyến trên môi trường mạng, cũng như lợi dụng tâm lý lo sợ lây nhiễm Covid-19, nhiều kẻ xấu đã mạo danh là nhân viên y tế, nhân viên nhà mạng, nhân viên an ninh… sử dụng các chiêu thức lừa đảo nhằm mục đích lấy tiền của người sử dụng. 

Làm thế nào để có thể nhận biết cũng như phòng tránh các xu hướng tấn công lừa đảo trực tuyến đang gia tăng trong mùa dịch? Vì sao rất nhiều kiểu lừa đảo trực tuyến đã trở nên khá phổ biến, nhưng người sử dụng vẫn mắc bẫy? Chính sách pháp luật nào sẽ bảo vệ người sử dụng trên môi trường mạng? 

Đây sẽ là những vấn đề được ông Trần Việt Vĩnh – Tổng Giám đốc Công ty Fiin Credit (đơn vị tiên phong hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực tài chính số) và ông Nguyễn Minh Đức – Giám đốc điều hành kiêm Nhà sáng lập Công ty Cổ phần An toàn Thông tin CyRadar cùng bàn luận trong chương trình Đối thoại của Đài VOV1:

CEO của Fiin Credit đối thoại VOV1 về lừa đảo trực tuyến
Ông Trần Việt Vĩnh – CEO của Fiin Credit trong chương trình Đối thoại của Đài VOV1 với chủ đề: Làn sóng lừa đảo trực tuyến gia tăng: Làm sao để bảo vệ tài sản?

 

Trong giai đoạn các hình thức lừa đảo ngày càng gia tăng, CEO của Fiin Credit có suy nghĩ thế nào về những xu hướng lừa đảo trực tuyến hiện nay?

Với số lượng lừa đảo tăng đáng kể, tôi và những người thân, bạn bè cũng từng nhận các cuộc gọi, tin nhắn lừa đảo tới số điện thoại và email. Để nhận biết các email lừa đảo:

Trước tiên, vì bản thân làm về công nghệ tài chính thông qua nền tảng Internet nên tôi được trang bị kiến thức nhận biết dấu hiệu lừa đảo, những rủi ro khi tiếp nhận thông tin. Đối với người dùng, cần một quá trình đào tạo, trau dồi để nhận ra các mánh khóe này.

Tiếp theo, để biết lừa đảo theo cách thông thường, các nội dung được thông báo đến bất chợt, khác với thường lệ như cuộc gọi từ ngân hàng yêu cầu mật khẩu, hay cần truy cập vào link lạ nhận phần thưởng… sẽ dễ có khả năng là lừa đảo.

Trong quý 2 và 3 năm 2021, ông Nguyễn Minh Đức cũng chia sẻ CyRadar ghi nhận trung bình 1,5 triệu tên miền trang web độc hại xuất hiện – cao hơn 50% so với quý 1 năm nay. Bên cạnh đó, thủ đoạn lừa đảo phong phú hơn, nhắm đến nhiều đối tượng hơn nhưng kịch bản chủ yếu xoay quanh vấn đề Covid-19 để trục lợi tài chính. Ngoài ra, hàng nghìn chiến dịch lừa đảo được ghi nhận mỗi tháng thông qua báo cáo người dùng.

Ngân hàng Nhà nước cảnh báo 7 thủ đoạn chiếm đoạt tài sản tinh vi <= XEM NGAY

 

Khi người dùng tham gia các ứng dụng Tài chính số, cần cảnh giác những hình thức lừa đảo như thế nào, thưa anh Trần Việt Vĩnh?

Có hai hình thức lừa đảo phổ biến trong thời gian qua, tạo nên ảnh hưởng tiêu cực trực tiếp với người dùng là mất tiền!

Thứ nhất, thời gian qua không chỉ xuất hiện lừa đảo trong lĩnh vực ứng dụng Tài chính số, tổng quan nhất là lừa đảo sinh lời. Với bối cảnh nhiều người dân giãn cách xã hội, thời gian truy cập Internet gia tăng nên các đối tượng đã lập ra hội nhóm, hệ thống nhằm lôi kéo người chơi đầu tư sinh lời bất thường với lãi suất tới 30%/ngày, thậm chí 100%/tháng.

Các hình thức này dễ ẩn chứa lừa đảo đa cấp hay mô hình Ponzi – hình thức lừa đảo thu hút các nhà đầu tư và trả lợi nhuận cho các nhà đầu tư trước đó bằng tiền từ các nhà đầu tư gần đây hơn. Hoặc như mô hình đánh bạc trực tuyến trá hình Binary Option (BO)quyền chọn nhị phân, dự đoán xu hướng lên/ xuống của một loại tài sản trong thời gian nhất định.

Ban đầu, người dùng mới tham gia chỉ cần nạp $100 sẽ được cho thắng với tỷ lệ có kiểm soát của hệ thống. Sau khi lôi kéo người chơi nạp thêm hàng nghìn đô la, đối tượng có thể điều khiển sàn khiến người tham gia “cháy” tài khoản, không thể thắng.

Qua đó ông Đức nhận xét thêm, việc xây dựng sàn giao dịch trên mạng Internet không khó khi có thể mua mã nguồn, chương trình sẵn; tên miền đăng ký nhanh, máy chủ thuê dễ dàng; tài khoản ảo số thay đổi liên tục tùy vào đối tượng thao túng.

Thứ hai, ông Vĩnh cho biết có nhiều đối tượng liên hệ người dân để thông báo nội dung như: “Bạn có một giao dịch ngân hàng bất thường, bạn được trúng thưởng…” hãy click vào link bên dưới để nhập mã OTP và mật khẩu. Đây là hình thức giả mạo thông tin nhằm tạo ra giao dịch chuyển tiền trên tài khoản người dùng để chiếm đoạt tài sản. Ngay khi nhập mã xác thực OTP, tiền sẽ bị chuyển đi và biến mất.

Triệt phá đường dây Hitoption lừa đảo trực tuyến
Công an thành phố Hải Phòng triệt phá sàn giao dịch ngoại hối Hitoption – vụ án lừa đảo trực tuyến có quy mô lớn nhất tại thành phố này. Nguồn ảnh: Báo Pháp luật Việt Nam.

 

Thưa ông Trần Việt Vĩnh, ông có quan điểm thế nào với kiểu lừa đảo này và hình thức này khiến người tham gia chịu ảnh hưởng lâu dài cùng các hệ lụy gì?

Tại sao hiện tượng lừa đảo xảy ra nhiều và có nhiều người bị “sập bẫy” như vậy? Vì nhận thức và thói quen người dùng không đề cao ý thức cảnh giác khi tiếp nhận thông tin trên Internet, tin tưởng nội dung thiếu kiểm chứng khắp các trang mạng xã hội, cộng đồng, hội nhóm. 

Những đối tượng thực hiện lừa đảo dễ hơn khi đánh vào tâm lý của người dân trong giai đoạn dịch bệnh, khó khăn kinh tế, tài chính giảm sút… cần gia tăng thêm nguồn thu nhập bị động khác thông qua đầu tư, kinh doanh để lợi nhuận cao trong thời gian ngắn. 

Nguy hiểm, nhẫn tâm nhất là lừa đảo bán thuốc, phương thức điều trị Covid-19. Có thể thấy rất nhiều đối tượng bị bắt vì bán thuốc không rõ nguồn gốc, xuất xứ và khoa học chứng minh có thể chữa trị Covid-19 với giá rất cao và số lượng nhiều nhưng sau khi người sử dụng dùng không thấy có hiệu quả.

TÌM HIỂU THÊM: Đầu tư online vào Forex khiến hàng nghìn nạn nhân mất trắng

 

Thời gian qua, rất nhiều trang web giả mạo Bộ Y Tế mời gọi người dân đầu tư kiếm tiền/ nhận trợ cấp/ chào mời đăng ký tiêm phòng vaccine Covid-19. Thưa ông Trần Việt Vĩnh, vì sao ngành Công an đã khuyến cáo lừa đảo nhưng vẫn có nhiều người dân bị lừa?

Đầu tiên là sự nhẹ dạ cả tin của người dân. Thứ hai, có một nhóm người dùng có thể nhận biết lừa đảo nhưng vẫn tham gia vì suy nghĩ “thông minh”, nếu tranh thủ tham gia vào giai đoạn ban đầu sẽ kiếm được lợi nhuận tốt hơn là các hình thức kinh doanh, đầu tư thông thường. Lòng tham và sự nhẹ dạ cả tin đã xúc tác hình thành nên nhiều vụ lừa đảo hơn. 

Thời gian qua, người dân đã có thói quen tương tác nhiều trên Internet, cập nhật thông tin hàng ngày thông qua mạng xã hội Facebook, Zalo, Instagram, Tiktok… nhưng lại mặc nhiên tin tưởng các thông tin được lan truyền từ các cá nhân hay hội nhóm đều chính xác.

Mọi người đang thiếu đi bước xác minh thông tin đúng hay sai, việc không hề khó khi người dân có thể dễ dàng tra soát thông tin trên các trang báo của Chính phủ, website thành phố bất kỳ hay trang thông tin của các Bộ, Ban, Ngành, gần gũi hơn là các trang báo uy tín, cơ quan ngôn luận được Nhà nước cấp phép. 

 

Trong cuộc sống bình thường mới, việc học tập và làm việc có thể duy trì qua hình thức online, khi đó các hình thức lừa đảo có thể tiếp tục diễn biến thế nào, mời ông Trần Việt Vĩnh phân tích?

Không chỉ trong giai đoạn Covid-19 diễn ra phức tạp và giãn cách xã hội trên diện rộng thì các hình thức lừa đảo mới xuất hiện. Các dạng lừa đảo trực tuyến và truyền thống đã diễn ra ở thị trường nước ta nhiều năm nay và len lỏi từng ngõ ngách, thôn xóm cho tới thành thị. Lợi dụng giai đoạn giãn cách hiện nay, hình thức lừa đảo được đẩy lên môi trường Internet.

Trong thời gian tới, khi dịch bệnh được kiểm soát tốt giúp cuộc sống trở lại trạng thái “bình thường mới”, các hình thức lừa đảo lại tiếp tục diễn biến như trước đây. Có thể chúng sẽ kết hợp từ lừa đảo truyền thống như tổ chức hội nhóm tiếp thị, gặp gỡ tư vấn với lừa đảo online.

Người dân có thể nhanh chóng nhận diện hình thức lừa đảo vì: Không có một cái gì có thể kiếm được số tiền lớn trong thời gian ngắn, đặc biệt từ các người lạ mang đến. Phải nhìn nhận thẳng thắn, không có ai tự nhiên đem tiền đến cho mình. Nếu có tiền và cơ hội, người ta sẽ hưởng lợi và làm giàu cho bản thân họ đầu tiên.

 

Một quý thính giả đặt câu hỏi “Tôi được mời tham gia vào sàn dự đoán giá lên xuống của vàng và tiền trong tài khoản lúc đó tăng lên hoàn toàn khi chọn đúng hoặc sai. Nhưng bây giờ muốn tạo lệnh để rút tiền về tài khoản ngân hàng của mình thì không thể truy cập sàn giao dịch. Tôi không biết làm cách nào để lấy lại tiền đầu tư của mình đây ạ?”

Tôi đã gặp sự việc này với một số người dùng trên môi trường Internet. Thậm chí khi người dùng tham gia vào các sàn đầu tư sẽ bị ép nạp thêm tiền để xác minh chủ tài khoản. Ban đầu nạp vài trăm đô la, sau đó dụ dỗ nạp thêm $1000, $2000, $3000 để rút tiền ra. 

Có khách hàng ban đầu định rút $5000, sau khi bị dụ liên tục đã nạp tới $50.000. Nạp đủ kiểu để rút tiền ra nhưng lại không liên lạc được với đối tượng hỗ trợ nữa. Lúc này mới tá hỏa cầu cứu bạn bè, người quen và nhận ra mình đã bị lừa.

Các tổ chức tự xưng trụ sở tại Anh Quốc, Hồng Kông… nhưng thực tế Việt Nam không có quy định pháp luật hỗ trợ cho hoạt động này. Nếu như người chơi liên hệ công ty yêu cầu rút tiền và bị các sàn giao dịch làm khó không cho rút, người tham gia có thể gửi đơn tố cáo đến các cơ quan cảnh chức năng để được hỗ trợ.

Đọc bài viết này để tìm hiểu cách nhận biết kênh đầu tư uy tín thời 4.0.

 

Ông Trần Việt Vĩnh có lời khuyên gì cho người dùng trong giai đoạn hiện nay?

Để giảm thiểu nguy cơ rủi ro về lừa đảo, người dùng cần nâng cao ý thức cảnh giác trước thông tin tiếp nhận trên Internet, đặc biệt liên quan đến lợi ích về đầu tư, tài chính. Hãy cẩn trọng tất cả thủ đoạn lôi kéo kiếm lợi nhuận đột biến, làm giàu nhanh chóng. 

Sau khi trang bị ý thức cẩn thận, cần kiểm chứng thông tin liên quan đến hoạt động đó có công khai không? Có được đưa tin chính thức bởi các website uy tín hay không? Hay hoạt động của tổ chức có minh bạch về thông tin công ty, mô hình hoạt động, người đại diện, văn phòng trụ sở, tuân thủ quy định pháp luật Việt Nam không?

Nếu thông tin rõ ràng, đảm bảo hẵng tham gia, không thì kiểm tra thêm với những chuyên gia có kiến thức hơn để tư vấn giúp cho mình tránh nguy cơ rủi ro lừa đảo.

Bên cạnh đó, cần sự tham gia của các cơ quan quản lý và phương tiện truyền thông báo đài trong thời gian tới để mạnh mẽ tuyên truyền cách nhận diện hình thức lừa đảo hiện nay thông qua các kênh truyền thông để người dân chủ động phòng tránh. 

Xin cảm ơn ông Nguyễn Minh Đức – Giám đốc điều hành kiêm Nhà sáng lập Công ty Cổ phần An toàn Thông tin CyRadarông Trần Việt Vĩnh – Tổng Giám đốc Công ty Fiin Credit đã tham gia chương trình hôm nay!

Mời quý vị lắng nghe chương trình Đối thoại của Đài VOV1 tại đây:  https://vov1.vov.gov.vn/doi-thoai/tan-cong-lua-dao-truc-tuyen-gia-tang-trong-dich-covid-19-xu-huong-nao-cho-su-an-cmobile69-75683.aspx


Qua gần 4 năm hoạt động, hiện nay Fiin Credit đã nhận thưởng “Top 10 Thương hiệu uy tín hàng đầu”.

Hãy Like và Theo dõi Fanpage và Youtube Fiin Credit để được cập nhật tin tức mới nhất về Tài chính số. 

Để trở thành thành viên của cộng đồng hơn 900.000 người tin dùng Fiin Credit, đăng ký ngay tại website: https://mobile.fiin.vn

——————————-

#đầu_tư #Fiin #Fintech #Fiin_Credit #vay_tiền #vay_online #Ứng_tiền_tiêu_dùng #vay_ưu_đãi #Cho_vay #Cho_vay_online #Đầu_tư_online 

Website: https://fiin.vn

TẢI NGAY trên Android: http://bit.ly/2IHNdxo

Youtube: https://bit.ly/2QTxwaf

Hotline: 1900 633602

FIIN CREDIT – 1 Hệ thống Tài chính số toàn diện cung cấp giải pháp tài chính số an toàn, minh bạch, và tối ưu cho người dùng bao gồm các dịch vụ chính như: Vay tiền, Cho vay, Đầu tư, ứng tiền tiêu dùng (mua trước-trả sau), ứng tiền tiêu dùng trả góp, cùng nhiều dịch vụ tiện ích khác…