Theo phản ánh của nhiều người dùng gần đây, các app cho vay tiền online có hiện tượng liên thông thông tin với nhau, qua đó, người vay nhanh chóng được vay tiền mà không biết mình đã rơi vào bẫy tín dụng đen. Đáng chú ý, hình thức vay qua app đã có thêm chiêu trò mới khi một ứng dụng có thể tích hợp hàng chục app vay tiền trong đó.
Nội dung chính:
Theo anh Nguyễn Hoàng Tín (TP.HCM) cho biết, anh đã sử dụng vay tiền qua ứng dụng online trên điện thoại được tích hợp nhiều ứng dụng vay khác.
Vì được quảng cáo là thủ tục vay đơn giản, giải ngân nhanh mà chỉ cần cung cấp số điện thoại, CMND và tài khoản ngân hàng nên anh Tín và nhiều người dùng đã rơi vào “bẫy” lúc nào không hay.
Tuy nhiên một điều bất thường ở đây là ứng dụng yêu cầu cho phép truy cập danh bạ điện thoại của người dùng thì mới chấp nhận giải ngân.
Anh Tín chia sẻ: “Tôi vay 3 triệu trong thời gian sáu ngày, khi đến hạn phải trả đủ 5 triệu. Tương tự, mức vay là 5 triệu thì phải trả 7,4 triệu, mức vay 7 triệu thì phải trả hơn 10 triệu. Tiền trả phải đủ trong khi tiền giải ngân chỉ được khoảng 80% khoản vay, 20% bị giữ lại là chi phí quản lý, thẩm định. Nếu không trả nợ đúng hạn thì sẽ bị đe dọa làm phiền người thân, bạn bè. Lo sợ người thân, bạn bè biết nên tôi làm liều nhấp vào những app vay tiền khác để trả cho app trước đó”.
Cũng theo anh Tín, trước đây khi muốn tìm khoản tiền khác để trả nợ thì phải tìm app khác vay. Nay thì các app vay tiền liên thông nhau hết rồi, muốn vay tiền thì chỉ trong vòng “30 giây” thôi.
“Các thông tin cá nhân của tôi các app khác đều có, muốn vay tiếp cứ bấm đồng ý thì vay thôi. Cứ thế, như con thiêu thân, tôi vay app sau trả cho app trước, nhiều thì khoảng chục triệu, ít thì 2 triệu. Cứ thế, đến nay tổng tiền gốc và lãi phải tính chắc cũng gần 200 triệu rồi và tôi cũng đã hết đường trả nợ” – anh Tín nói.
Xem bài viết cách phân biệt tín dụng đen và ứng dụng cho vay trực tuyến minh bạch
Tương tự, cũng với hình thức vay như trên, anh Tô Đạt (quận Thủ Đức, TP.HCM) cho biết anh tải ứng dụng vay tiền mặt về để vay tiền. Khi vào xem thì bên trong app này lại có rất nhiều app khác cũng cho vay tiền.
“Để vay tiền từ các app này, tôi chỉ cần nhấp vào yêu cầu là hồ sơ sẽ được thẩm định mà không cần phải cung cấp lại số điện thoại hay số CMND vì các app đã có thông tin của tôi rồi. Chính vì tính liên thông thông tin với nhau của các app vay tiền mà người vay mới bị cuốn vào bẫy lúc nào không hay, đến khi nợ số tiền quá lớn thì đã muộn” – anh Đạt nói.
Anh Đạt nói thêm: “Khi thấy số tiền vay quá nhiều, phần lãi tính ra còn hơn tiền gốc, tôi đã rất lo sợ và bị khủng hoảng bởi cách mà các app này đòi nợ.Mọi người hãy suy nghĩ thật kỹ trước khi quyết định vay tiền qua các app này”.
Trong tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, nhiều người lao động phải tạm nghỉ việc dẫn tới thu nhập kém phải thắt lưng buộc bụng để sống qua ngày.
Xem video chuyên gia hướng dẫn cách phân biệt tín dụng đen
Có người đã phải tìm đến vay vốn tại các ứng dụng trên điện thoại được tích hợp nhiều app vay tiền online mà không biết rằng mình đã rơi vào bẫy của tín dụng đen.
Trước đó, theo ghi nhận của phóng viên, khởi đầu từ thời điểm Tết Nguyên đán, đặc biệt là khi dịch covid-19 bùng phát mạnh, các loại hình tín dụng đen đã nhân cơ hội phát triển như nấm sau mưa.
Đối tượng của các tổ chức “tín dụng đen” nhắm đến không ngoại trừ tầng lớp nào, từ công nhân đến người lao động có thu nhập thấp và thậm chí là tầng lớp trí thức.
Nhanh chóng, dễ dàng, thủ tục cho vay đơn giản và những điều mà những ứng dụng cho vay “trá hình” chào mời nhưng hậu quả cuối cùng thì vô cùng nặng nề.
Vậy mà nhiều người vẫn “nhắm mắt đưa chân” sa vào bẫy với mong muốn giải quyết khó khăn trước mắt nào ngờ lại đẩy chính mình và gia đình vào hoàn cảnh éo le.
Các tổ chức (hoặc các app cho vay) này rất am hiểu tâm lý, hoàn cảnh của nhiều người khi thu nhập giảm sút do mất việc, giảm lương, cắt thưởng bởi dịch bệnh.
Thậm chí nhiều kẻ còn không cần biết khách hàng có thu nhập để trả nợ hay không, miễn là có vay là có phát sinh lãi.
Thủ tục vay cực kì giản đơn, tiện lợi nhưng trong đó ẩn chứa kẽ hở, chiêu lừa bịp mà người vay khó có thể phát hiện ra.
Với nhiều quảng cáo khắp mọi nơi từ cột điện, biển báo…cùng câu từ hấp dẫn như: Vay tiền nóng; Lãi suất thỏa thuận, Vay tiền tỷ không thế chấp,… khiến nhiều người dễ dàng tin tưởng.
Và nhanh chóng vay tiền từ những đối tượng này mà không hề lường trước hiểm họa sau đó.
Để kịp thời đối phó với những biến tướng của tín dụng đen, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa ban hành văn bản số 10340/NHNN-TD yêu cầu các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (TCTD) tập trung triển khai các giải pháp mở rộng tín dụng phục vụ sản xuất kinh doanh và tiêu dùng nhằm hạn chế “tín dụng đen”.
Thống đốc NHNN yêu cầu các TCTD tăng cường kiểm tra, kiểm soát nội bộ nhằm ngăn chặn và xử lý nghiêm các đơn vị, cá nhân có hành vi tiếp tay, thông đồng với các đối tượng cho vay nặng lãi.
Đồng thời, vào 16/1/2020, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc vừa ký Chỉ thị số 01/CT-TTg về thúc đẩy phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam.
Đây là một trong những bước tiến quan trọng vừa góp phần thúc đẩy khối doanh nghiệp tư nhân, vừa giảm bớt sự bùng nổ của tín dụng đen.
Đánh giá về chỉ thị số 01 của Thủ tướng, CEO của ứng dụng cho vay online Fiin – ông Trần Việt Vĩnh đánh giá: “Đây là những chuyển biến hết sức tích cực của Chính phủ về một tầm nhìn xây dựng đất nước chúng ta trở thành một đất nước phát triển, một đất nước giàu có. Và từ tầm nhìn như thế, Chính phủ cũng đã có những chỉ thị, những chỉ đạo để các cơ quan quản lý các cấp nhanh chóng triển khai, ứng dụng. Qua đó giúp cho hỗ trợ cho các doanh nghiệp đổi mới sáng tạo có cơ hội để phát triển”.
Rõ ràng có thể thấy, với những Chỉ thị, chính sách của hành lang pháp lý ngày càng được siết chặt, tín dụng đen sẽ càng khó có thể làm chao đảo nền kinh tế nước ta năm 2020.
Tuy nhiên, đây là nhiệm vụ tương đối khó khăn và cần sự vào cuộc của nhiều đơn vị, cơ quan chức năng, các doanh nghiệp chân chính và cả chính người dùng.
Tất cả mọi người, cần có sự chung tay góp sức của toàn dân để tạo nên một nền tài chính số an toàn, minh bạch, tối ưu cho người Việt.
Về phía doanh nghiệp cung cấp dịch vụ, qua tìm hiểu, phóng viên nhận thấy Fiin là startup của Việt Nam hoạt động minh bạch, an toàn, tiện lợi.
Theo khảo sát, Fiin luôn chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật Việt Nam, công khai, minh bạch về dịch vụ cho vay tiêu dùng và đầu tư tài chính, cung cấp đầy đủ các nội dung thông tin về điều khoản của người vay và nhà đầu tư trên website, ứng dụng.
Tuy nhiên, cái khó là người dân, nhất là những người chưa tiếp cận được các doanh nghiệp chân chính hoặc bị “lạc lối” trong “mê cung ma trận” của hàng trăm ứng dụng/công cụ trá hình.
Theo ông Trần Việt Vĩnh, cách hiệu quả để không bị vướng vào hình thức tín dụng đen này chính là mỗi người cần chủ động tìm hiểu thông tin, hướng dẫn, cảnh báo trên báo chí, phương tiện truyền thông… trước khi vay.
Người dân không nên tin vào những quảng cáo cho vay tiền mà không cần điều kiện. Không một ai bỏ tiền của mình ra một cách dễ dàng để cho người khác vay mà không có gì trong tay để nắm thóp.
Chúng ta cần sự chung tay mạnh mẽ quyết liệt hơn nữa từ các cơ quan chức năng, đơn vị truyền thông, doanh nghiệp để tuyên truyền, định hướng, chủ động mang lại các dịch vụ phù hợp, an toàn cho người dân.
Để biết thêm thông tin về sự biến tướng của tín dụng đen cũng như những lời khuyên cho người vay vốn tiêu dùng, các bạn có thể tham khảo lời khuyên từ ông Trần Việt Vĩnh trong chuyên đề về hạn chế tín dụng đen trên kênh truyền hình quốc gia VTC1: