Với nhiều lợi ích, mô hình cho vay ngang hàng P2P Lending được cho là sẽ dần thay đổi thói quen sử dụng tài chính của người Việt và bùng nổ mạnh mẽ trong thời gian tới.
Nội dung chính:
Mô hình Peer-to-Peer (P2P) Lending (hay còn gọi là cho vay ngang hàng) bao gồm hình thức cho vay đảm bảo (thể chấp) và không đảm bảo (tín chấp) giống với hình thức các ngân hàng đang áp dụng hiện nay.
Chỉ khác là việc thẩm định sẽ được tiến hành trực tuyến và nhà đầu tư có quyền lựa chọn đối tác cần vay trên nền tảng P2P, cũng như theo dõi nguồn lợi nhuận từ người được cho vay.
Xem thêm bài viết này để hiểu rõ hơn về => Peer to Peer Lending (P2P Lending)
Một ưu điểm khác của cho vay P2P là mô hình này dựa trên công nghệ Big Data và công nghệ AI thực hiện việc phân tích đánh giá và kiểm soát tất cả thông tin khách hàng hoàn toàn trực tuyến.
Qua đó, việc thẩm định thông tin khách hàng sẽ nhanh, hiệu quả và chi phí thấp hơn rất nhiều so với hình thức truyền thống.
Lãi suất được tính dựa trên cơ sở phân tích thông tin khách hàng, tài khoản mạng xã hội, tín nhiệm xã hội… và khách hàng sẽ được chia thành các nhóm tương ứng như của ngân hàng truyền thống.
Hơn nữa, P2P Lending ra đời được xem là giải pháp thay thế hình thức tín dụng đen với lãi suất “cắt cổ”, làm giảm các hoạt động cho vay trái pháp luật.
Tìm hiểu “tín dụng đen” tại bài => Tín dụng đen online là gì? và cách phân biệt
Với cho vay ngang hàng (P2P), những người có nhu cầu vay tiền online được cung cấp một dịch vụ cho vay trực tuyến với phí dịch vụ hấp dẫn và nhanh chóng, đơn giản hơn nhiều so với những hình thức vay truyền thống.
Chi phí dịch vụ phù hợp sẽ dẫn đến kết quả nhà đầu tư thu về được mức lợi nhuận cao hơn khi đem so sánh với việc gửi tiết kiệm hay đầu tư vào bất kỳ một sản phẩm của ngân hàng.
Đầu tư thông minh 4.0 nhận lãi xuất tới 20%/năm <= Tìm hiểu thêm tại đây
Trên thế giới, các mô hình cho vay ngang hàng đang phát triển bùng nổ.
Mô hình này lần đầu tiên xuất hiện ở Anh (Zopa, Funding Circle), sau đó thành công tại thị trường Mỹ (Lending Club, Prosper, SoFi, OnDeck, Avant) và đạt đỉnh tại Trung Quốc (Lufax, JimuBox, Dianrong, PPdai, Renrendai).
Theo thống kê năm 2015 của Prime Meridian Capital Management và China News, thị trường cho vay ngang hàng tại Mỹ đạt khoảng 18 tỷ USD, tại Trung Quốc là 150 tỷ USD về quy mô giao dịch.
Hãy cẩn thận với tiềm ẩn từ các doanh nghiệp P2P tại Trung Quốc <= Tìm hiểu thêm tại sao
Một báo cáo của PricewaterhouseCoopers dự báo quy mô giao dịch tại thị trường Mỹ có thể tăng lên đến 150 tỷ USD vào năm 2025.
Với hơn 90 triệu dân, trong đó có tới 60% nằm trong độ tuổi lao động, Việt Nam được xem là một trong những quốc gia có ngành tài chính tiêu dùng giàu tiềm năng.
Theo báo cáo của Stoxplus, giá trị của thị trường tài chính tiêu dùng Việt Nam ước đạt 1 triệu tỷ đồng vào năm 2019.
Tuy nhiên, theo thống kê của Ngân hàng thế giới, 79% người dân khó hoặc không tiếp cận được các dịch vụ tài chính chính thức.
Ngân hàng cũng khó khăn hoặc chưa hỗ trợ các dịch vụ vay vốn nhỏ (micro finance) vì chi phí vận hành lớn, không có đủ mạng lưới hoặc nguồn lực con người…
Hệ quả là tài chính “đen” được dịp bủa vây trong khi nguồn tiền nhàn rỗi của người dân trong xã hội vẫn chưa được tận dụng tốt để mang lại những lợi ích to lớn hơn.
Chính vì vậy, cho vay tiêu dùng thông qua hình thức trực tuyến sẽ là giải pháp mới có khả năng giải quyết bài toán nan giải của thị trường.
Hiện đã có nhiều công ty tại Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực này và Công ty Cổ phần Đổi mới Công nghệ Tài chính Fiin, là cái tên sáng giá nhất khi nhắc đến cho vay ngang hàng.
Và đây là lý do tại sao:
==> Fiin Credit được vinh danh top 10 “Thương Hiệu Nổi Tiếng hàng đầu năm 2019”
Fiin Credit – một hệ thống tài chính số toàn diện
Dịch vụ của Fiin tập trung vào việc cung cấp dịch vụ kết nối người vay và người cho vay online thông qua hệ thống ứng dụng di động Fiin để hỗ trợ các hoạt động, dịch vụ tài chính số cho người dùng.
Fiin cho biết, với tính bảo mật cao, an toàn, dễ dàng tiếp cận và sử dụng, các dịch vụ của công ty này sẽ giúp giảm lãi cho người vay, giảm tối đa thời gian đi lại làm các thủ tục vay như trước đây.
Đồng thời, theo Fiin, dịch vụ của công ty cũng là kênh đầu tư hấp dẫn cho những người có nguồn tài chính nhàn rỗi.
Theo Fiin, ngay trong tháng ra mắt chạy thử nghiệm, công ty đã có hơn 3.000 tài khoản đăng ký vay và cho vay.
“Với nhiều ưu thế phù hợp, mô hình P2P Lending chắc chắn sẽ dần thay đổi thói quen sử dụng tài chính của người Việt và bùng nổ mạnh mẽ trong thời gian tới. Công ty nào có thể đột phá tiên phong về công nghệ, nghiên cứu hành vi đặc thù của khách hàng, ứng dụng các công nghệ tự động thẩm định tín dụng nhờ các thuật toán phân tích dữ liệu lớn, AI với thông tin khách hàng có nhu cầu vay và cho vay sẽ có cơ hội vươn lên dẫn đầu thị trường”, ông Trần Việt Vĩnh, CEO của Fiin khẳng định.
Link bài gốc: http://vtv.vn/cong-nghe/mo-hinh-p2p-lending-xu-huong-cua-cho-vay-truc-tuyen-20180606132146971.htm