Trang chủBlog

Cho vay ngang hàng: Giải pháp cấp vốn và dẫn vốn hữu hiệu!

Cho vay ngang hàng: Giải pháp cấp vốn và dẫn vốn hữu hiệu!

12/09/2022Chia sẻ : 

Với tầm nhìn trở thành đất nước phát triển có độ mở kinh tế cao, Chính phủ Việt Nam đã đưa ra nhiều động thái tích cực nhằm thúc đẩy lĩnh vực cho vay ngang hàng trở thành kênh cung ứng vốn hiệu quả cho người dân và doanh nghiệp.

1. Tổng quan về mô hình cho vay ngang hàng

1.1. Khái niệm

Cho vay ngang hàng (Tiếng Anh là Peer to Peer Lending hay P2P Lending) là hoạt động được thiết kế và xây dựng trên nền tảng ứng dụng công nghệ số để kết nối trực tiếp người đi vay với người cho vay (nhà đầu tư) mà không thông qua trung gian tài chính như tổ chức tín dụng hay ngân hàng.

Về bản chất, nền tảng cho vay P2P sẽ ghi nhận yêu cầu của bên vay bằng hệ thống thẩm định và sàng lọc tự động, nếu đạt yêu cầu sẽ được hiển thị để các nhà đầu tư xem xét và quyết định cho vay. Khi đến hạn người vay sẽ tất toán lại toàn bộ gốc và lãi cho nhà đầu tư, nền tảng bên cạnh đó được nhận phí tương ứng.

Cách hoạt động của mô hình cho vay ngang hàng
Minh họa cách thức hoạt động của mô hình P2P Lending.

Hình thức cho vay ngang hàng thực chất đã xuất hiện từ đầu những năm 1700, khi Jonathan Swift – tác giả của cuốn sách nổi tiếng Travels Jonathan, đã cho nhiều người vay với những số tiền nhỏ khác nhau. Và trong suốt thế kỷ 18 – 19, P2P Lending đã trở thành một trong những phương thức tín dụng được sử dụng rộng rãi nhất ở châu Âu. 

Tuy nhiên, chỉ đến khi có sự ra đời của nền tảng Zopa tại Anh vào năm 2005, hoạt động cho vay ngang hàng mới thực sự được quy chuẩn và có hành lang pháp lý rõ ràng.

Sau sự kiện đó, hàng loạt Startup công nghệ đã bắt đầu triển khai ứng dụng mô hình P2P Lending nhằm đáp ứng nhu cầu tài chính cấp thiết trong thời kỳ công nghệ số, điển hình là tại Mỹ (với 2 nền tảng đầu tiên là Prosper và Lending Club ra đời vào năm 2006), Trung Quốc (2007), Úc (2012), Ấn Độ (2012), New Zealand (2014), Canada (2015), Việt Nam (2016),…

1.2. Thực trạng cho vay ngang hàng tại Việt Nam

Xuất hiện tại Việt Nam từ khoảng năm 2016, P2P Lending đã có thời gian chứng tỏ được tính hiệu quả trên thị trường, là một kênh dẫn vốn tốt và cũng là một mô hình đầu tư mới hấp dẫn.

Cụ thể, sau hơn 5 năm hoạt động đã có tới hơn 100 công ty Fintech cung cấp dịch vụ cho vay ngang hàng chính thống với quy mô không ngừng tăng lên. Hơn 10 công ty trong số đó đến từ Trung Quốc, Indonesia, Malaysia, Singapore,… ngoài ra, đa phần các công ty này có trụ sở hoạt động tại TP. Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. Điều này thể hiện được tầm nhìn của các nước phát triển trong khu vực đối với thị trường Việt Nam, và cũng là sự đón đầu kịp thời của hai thành phố lớn trước làn sóng thay đổi trong cách mạng công nghiệp 4.0.

Theo số liệu từ Ngân hàng Nhà nước đến năm 2020, tính tổng trên thị trường đã có hơn 4.800.000 số người tham gia đăng ký vay, giải ngân hơn 93.000 tỷ đồng thông qua các nền tảng P2P, nổi bật trong số đó như Tima, Fiin, Huydong, Vaymuon…

Thực trạng cho vay ngang hàng tại Việt Nam

Ngoài ra, theo thống kê sơ bộ cho thấy, các công ty cho vay P2P tại Việt Nam chủ yếu cung cấp các khoản vay có:

  • Thời hạn vay: không quá dài, thời gian vay trung bình từ 01 tháng đến 02 năm
  • Hạn mức cho vay: dưới 10 triệu đồng cho khách hàng cá nhân và dưới 400 triệu đồng cho khách hàng doanh nghiệp nhỏ
  • Mức lãi suất và phí: khác nhau tùy vào từng loại khách hàng, thường không quá 20%/năm theo quy định của Bộ luật Dân sự. Một số công ty sẽ đi kèm với các loại phí như: phí tư vấn, phí trả nợ trước hạn,… 
  • Đối tượng hướng đến: sinh viên, lao động phổ thông, nông dân, các doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh nhỏ,… cần giải ngân nhanh chóng nhưng không đáp ứng được điều kiện vay vốn khắt khe của các tổ chức tín dụng
  • Hình thức vay: phần lớn theo hình thức vay tín chấp (không có tài sản bảo đảm)
  • Mục đích vay: nhằm đáp ứng sản xuất kinh doanh và tiêu dùng đời sống

Về bản chất hoạt động, các công ty P2P Lending sẽ không sử dụng chênh lệch giữa lãi suất huy động vốn và cho vay để làm lợi nhuận như các ngân hàng, mà thay vào đó là phí quản lý từ việc xếp hạng tín dụng, phân loại mức độ rủi ro, đăng ký tài khoản. Vì vậy, lãi suất của nhà đầu tư sẽ tăng lên và lãi suất cũng như chi phí giao dịch của người đi vay sẽ giảm đi nhiều so với mô hình vay ngân hàng truyền thống.

Có thể thấy, trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0 đang bùng nổ tại Việt Nam, mô hình cho vay ngang hàng xuất hiện đã giúp các cá nhân/ doanh nghiệp có thêm sự lựa chọn về nguồn vốn huy động, đồng thời nhà đầu tư được đa dạng hóa danh mục đầu tư của mình, từ đó tạo tiền đề lớn để thúc đẩy tài chính toàn diện cho quốc gia.

>> Các mô hình P2P Lending phổ biến tại Việt Nam

2. Lợi ích của giải pháp cho vay ngang hàng

Lợi ích từ mô hình cho vay ngang hàng

2.1. Với người đi vay

Đối với các cá nhân/ hộ kinh doanh/ doanh nghiệp nhỏ và vừa, mô hình cho vay ngang hàng trở thành kênh huy động vốn hiệu quả nhờ vào việc:

  • Giấy tờ và thủ tục đơn giản nhờ ứng dụng các công nghệ tiên tiến, thẩm định hồ sơ tự động
  • Đa dạng gói vay từ dài hạn đến ngắn hạn, từ 1 triệu đồng cho tới vài chục triệu đồng
  • Mức lãi suất thấp hơn và ổn định so với dịch vụ vay tiêu dùng truyền thống
  • Không thế chấp, không cầm cố giúp đẩy lùi nạn tín dụng đen
  • Nền tảng giao dịch hoàn toàn online, tiết kiệm công sức và thời gian đi lại
  • Giải ngân nhanh chóng chỉ từ 24-48 giờ sau khi được cấp hạn mức
  • Công nghệ lưu trữ dữ liệu hiện đại giúp bảo mật tuyệt đối hồ sơ khách hàng.

Đối với người chưa tiếp cận được với nguồn tiền cho vay chính thống từ phía các ngân hàng, P2P Lending cũng giải quyết được vấn đề của họ. Có thể do không đủ điều kiện tiêu chuẩn vay vốn hay không có tài sản thế chấp thì đều có thể khắc phục bằng cách vay qua mô hình cho vay ngang hàng. 

Đối với thế hệ trẻ, là thế hệ sẵn sàng thích ứng với công nghệ mới, công nghệ hiện đại. Với sự phát triển mạnh mẽ của mô hình vay vốn trực tiếp, trong tương lai, thế hệ trẻ sẽ được giải quyết nhu cầu tài chính cấp bách ngay trên chiếc điện thoại, với chi phí thấp hơn do được quản lý trực tuyến, ít các quy định nghiêm ngặt, cùng mức lãi suất tốt hơn nhiều so với ngân hàng hay công ty dịch vụ tài chính. Mặt khác, với các bạn trẻ có tầm nhìn xa, thì P2P Lending sẽ là kênh đầu tư rất thu hút, mang lại lợi nhuận không tưởng. 

Đối với người tiêu dùng, mô hình vay ngang hàng sẽ tạo nên kênh cấp vốn chính thống, lãi suất theo quy định Nhà Nước ban hành, và thực hiện hoàn toàn trong hành lang pháp lý cho phép. Từ đó sẽ giúp đẩy lùi được lực lượng tham gia vay nóng tín dụng và dập tắt nạn “tín dụng đen”.

2.2. Với người cho vay

Mô hình cho vay P2P Lending đã khắc phục được những nhược điểm mà các kênh đầu tư truyền thống khác đang tồn tại, mang đến nhiều lợi ích cho nhà đầu tư:

  • Đa dạng hóa danh mục đầu tư: P2P Lending đã tạo ra một “sân chơi” mới, giúp người dân có thể tham gia đầu tư tài chính một cách tiết kiệm và thông minh chỉ từ 1 triệu đồng. Chỉ cần có chiến lược đầu tư đúng đắn, tiền vẫn sẽ sinh lời đều đặn ngay cả khi chỉ có số vốn khiêm tốn.
  • Lợi tức hấp dẫn: dao động từ 15%/năm đến 20%/năm, tùy từng đơn vị kết nối. Mức lãi suất này tương đương với lợi nhuận kỳ vọng của các nhà đầu tư chuyên nghiệp trên sàn chứng khoán, và cao hơn từ 2-3 lần so với lãi suất ngân hàng hiện nay. 

2.3. Với quốc gia

Ngoài những lợi ích cho bên vay và bên đầu tư, lý do mà P2P Lending có thể phát triển nhanh đến vậy là bởi những lợi ích mà mô hình này tạo ra cho đất nước. 

Các nghiên cứu cho thấy, nếu được quản lý tốt, hoạt động cho vay ngang hàng sẽ góp phần thúc đẩy tài chính toàn diện. Đặc biệt là tại các địa bàn mà hệ thống tài chính chưa phát triển, người dân ở vùng sâu vùng xa sẽ có khả năng tiếp cận các dịch vụ tài chính – ngân hàng với chi phí thấp, ít thủ tục.

Ngoài ra, cho vay P2P có tiềm năng phát triển rất lớn, giúp các hộ kinh doanh và tổ chức (đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ) tiếp cận tài chính và qua đó góp phần quan trọng giúp quốc gia trong nỗ lực tạo đà tăng trưởng cho nền kinh tế.

Mặt khác, dịch vụ P2P Lending nói riêng hay toàn ngành Fintech nói chung đã thu hút rất nhiều công ty khởi nghiệp trong gần một thập kỷ qua. Cơ hội gia tăng việc làm của lĩnh vực này trong tương lai là vô cùng rộng mở và khả quan cả về thu nhập, giá trị tinh thần và kiến thức cho người dân.

3. Trở ngại và rủi ro khi ứng dụng cho vay ngang hàng

Rủi ro từ mô hình cho vay ngang hàng

Tuy đã có những bước phát triển mạnh mẽ và lợi ích rõ rệt đem lại, nhưng cho đến nay Việt Nam vẫn chưa có một quy định pháp luật cụ thể để tạo lập khuôn khổ quản lý hoạt động cho vay ngang hàng. Từ đó nảy sinh ra một số hệ lụy và rủi ro mà các chủ thể phải đối mặt như:

  • “Lỗ hổng” trong bảo vệ quyền và lợi ích các bên:
    • Với bên cho vay (nhà đầu tư): có thể mất tiền trong trường hợp người đi vay không có khả năng thanh toán, trả nợ và gặp phải nền tảng không thiết lập quỹ dự phòng rủi ro.
    • Với bên vay: nếu không tìm hiểu kỹ các điều khoản về phí, lãi suất, thời hạn vay, điều kiện vay và thông tin của bên cung ứng dịch vụ, thì rất có thể vướng phải các ứng dụng lừa đảo/ “tín dụng đen” đội lốt, dẫn đến mất khả năng chi trả và phải chịu những hình thức đòi nợ “khủng bố”, liên lụy đến cả người thân, bạn bè.
  • Vấn đề bảo mật thông tin: đối với những đơn vị không đảm bảo về cấu trúc kỹ thuật cho nền tảng, có thể để lộ các lỗ hổng bảo mật và gây ra nguy cơ bị tấn công mạng, thông tin tài khoản người dùng bị đánh cắp, thiệt hại cho các bên tham gia.
  • Công cụ cho các đối tượng xấu: các công ty P2P Lending không kiểm soát được nguồn gốc số tiền đầu tư cho vay, nên dễ dẫn đến các tổ chức/ cá nhân lợi dụng kênh này để thực hiện hành vi rửa tiền, trốn thuế, tài trợ khủng bố, đa cấp,…
  • Thiếu tính đồng bộ với cơ sở dữ liệu Quốc gia: do toàn bộ dữ liệu về người tham gia đều được quản lý, lưu trữ trên hệ thống máy chủ của công ty P2P Lending nên nếu trong trường hợp nền tảng bị đánh sập, xóa dữ liệu có chủ đích có thể dẫn đến toàn bộ thông tin giao dịch của các bên bị mất, gây ảnh hưởng trực tiếp đến an ninh tài chính ngân hàng nước ta. Đồng thời, do còn thiếu căn cứ pháp lý ràng buộc nên khi xảy ra rủi ro thì các cơ quan chức năng cũng không có cơ sở để giải quyết tranh chấp của các bên.
  • Khó phát triển và mở rộng để đáp ứng thị trường: thiếu khuôn khổ pháp lý đầy đủ còn dẫn đến hạn chế khả năng hợp tác giữa công ty cho vay ngang hàng và các ngân hàng/ tổ chức tài chính. Ngoài ra, còn là khó khăn gây cản trở việc đưa mô hình lên các kho ứng dụng phổ biến, đặc biệt là nền tảng lớn mạnh như App Store.

Chia sẻ về hạn chế của mô hình P2P Lending trên Diễn đàn Doanh nghiệp ngày 08/09/2021, ông Trần Việt Vĩnh – CEO & Founder của CÔNG TY CỔ PHẦN ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ TÀI CHÍNH FIIN (Fiin Credit) cho rằng: “Nhiều tổ chức, cá nhân cả từ nước ngoài đã lợi dụng khoảng trống của pháp lý để tranh thủ lũng loạn thị trường trong gần 3 năm nay, họ trá hình dưới vỏ bọc P2P Lending để làm tín dụng đen phi pháp, tạo ra hình ảnh xấu vô tình đã làm ảnh hưởng tiêu cực tới các doanh nghiệp đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực Fintech đang nỗ lực gây dựng và phát triển thị trường. Thậm chí bị đánh đồng cho vay online là tín dụng đen, là cho vay nặng lãi”.

Do vậy, người dân và các doanh nghiệp P2P Lending chân chính đều hy vọng Nhà Nước sẽ ban hành khung pháp lý đầy đủ và chặt chẽ, giúp hoạt động cho vay ngang hàng phát triển và mở rộng một cách toàn diện.

4. Bài học triển khai mô hình cho vay ngang hàng từ thế giới

Bài học kinh nghiệm từ thế giới

4.1. Các “vết xe đổ” và hệ lụy để lại

Trung Quốc

Cho vay ngang hàng xuất hiện tại Trung Quốc vào năm 2007, tăng trưởng nhanh và có quy mô lớn nhất trên thế giới. 

Số nhà cung cấp dịch vụ cho vay P2P bỗng chốc bùng nổ nhanh chóng, thời điểm lên tới hơn 5.000 công ty và tập trung chủ yếu vào 4 khu vực kinh tế phát triển của Trung Quốc là Quảng Đông, Bắc Kinh, Thượng Hải và Chiết Giang (chiếm 63% thị phần). Cuối năm 2011, số lượng công ty cho vay P2P tăng lên 214 và liên tục tăng trưởng mạnh mẽ, với hơn 6.000 nền tảng được mở (theo Online Lending House). Và tổng khối lượng giao dịch lớn nhất đạt tới xấp xỉ 459 tỷ USD. 

Mạnh mẽ là vậy, nhưng trước năm 2016, do không có cơ chế kiểm soát chặt chẽ từ chính phủ Trung Quốc dẫn đến nhiều hiện tượng biến tướng khó kiểm soát. Được biết, trong khoảng 6.000 công ty được hình thành, thì có trên 2.000 công ty hoạt động theo mô hình xác sống (ponzi) với nhiều dấu hiệu lừa đảo, chiếm đoạt tiền của cả người cho vay lẫn người đi vay. Cũng bởi hệ lụy tiêu cực này, đã khiến nhiều công ty phải đóng cửa. 

Cho tới năm 2018, Chính phủ tăng cường các biện pháp kiểm soát chặt chẽ, cấm mở thêm các website cho vay trực tuyến, điều chỉnh hoạt động kinh doanh, hình phạt với các công ty cho vay ngang hàng có hành vi lừa đảo, khiến hàng loạt công ty đóng cửa, phá sản. 

Tính đến tháng 2/2018, chỉ còn chưa tới 2.000 công ty tồn tại trong lĩnh vực này, và cho đến hiện tại đã không còn nền tảng nào hoạt động.

Mặt tích cực ở thị trường Trung Quốc là rất nhiều người nhận thấy được lợi ích của mô hình cho vay ngang hàng, từ đó lựa chọn đầu tư cũng như sử dụng. Tuy nhiên, do Chính phủ chưa ban bố hành lang pháp lý kịp thời và cụ thể, dẫn đến việc kiểm soát chậm trễ, kéo theo sự lụi tàn của mô hình này. Đây cũng chính là một bài học lớn cho các nước trên thế giới nói chung, và Việt Nam nói riêng.

4.2. Những “nước đi chiến lược” và thành quả

Mỹ

Tại Mỹ, mô hình cho vay ngang hàng xuất hiện với hai nền tảng đầu tiên là Prosper (2006) và Lending Club (2007). Tới nay, quy mô thị trường này tại Mỹ đã phát triển đáng kể, đặc biệt trong giai đoạn 2017 – 2019.

Do thị trường P2P Lending ở Mỹ phát triển với tốc độ nhanh, có sự liên kết chéo giữa nhà cung cấp dịch vụ P2P Lending và ngân hàng cho vay, nên từ cuối năm 2015, Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch (SEC) quyết định áp dụng các quy tắc quản lý với hoạt động huy động và tài trợ vốn cộng đồng cho hoạt động P2P Lending. Tại Mỹ, quản lý P2P Lending tập trung vào 4 mục chính:

  • Giới hạn vốn huy động: Công ty P2P Lending chỉ được huy động tối đa 1,07 triệu USD trong mỗi năm từ nhà đầu tư, trừ trường hợp đặc biệt phải được cơ quan có thẩm quyền cấp phép.
  • Giới hạn đầu tư cá nhân: Giới hạn đầu tư của một cá nhân được tính bằng tổng các khoản đầu tư được thực hiện bởi nhà đầu tư đó trong vòng 12 tháng và không có trường hợp ngoại lệ. Giới hạn đầu tư được xác định tùy vào thu nhập hoặc tài sản ròng hàng năm của nhà đầu tư.
  • Tiêu chuẩn cấp phép và hoạt động đối với công ty cho vay ngang hàng tương tự như điều kiện cấp phép hoạt động đối với công ty quản lý đầu tư tại Mỹ.
  • Tiêu chuẩn, yêu cầu về công khai thông tin đối với các công ty P2P Lending. Để được cấp phép hoạt động, các công ty P2P Lending cần cung cấp “32 loại thông tin” ngoài các chứng từ kế toán trong 3 năm tài chính liên tiếp cho SEC. Ngoài ra, hàng năm, các công ty có trách nhiệm báo cáo tình hình hoạt động, giống như các tổ chức tín dụng khác. Thêm nữa, các công ty P2P Lending bắt buộc phát hành chứng chỉ vay nợ phải thông qua một tổ chức trung gian, để đảm bảo công chúng có thể tiếp cận thông qua cổng Internet hoặc các phương tiện điện tử và tự do trao đổi thông tin về khoản vay.

Malaysia

Năm 2016, Ủy ban Chứng khoán Quốc gia Malaysia (SC) ban hành các quy định và đưa Malaysia trở thành quốc gia ASEAN đầu tiên luật hóa mô hình cho vay ngang hàng. Theo quy định các công ty P2P Lending phải được SC chấp thuận mới có thể hoạt động, và chỉ được phép phục vụ đối tượng doanh nghiệp, không dành cho các cá nhân có mục đích tài chính cá nhân. Nguyên nhân là do tỷ lệ nợ của các hộ gia đình tại Malaysia đang ở mức cao, lên đến 84,6% trên tổng thu nhập. 

Ở Malaysia, không quy định giới hạn số tiền mà doanh nghiệp có thể huy động qua hình thức cho vay ngang hàng. Tuy nhiên doanh nghiệp chỉ có thể được giải ngân khi huy động được trên 80% số vốn họ mong muốn. Đối với nhà đầu tư, SC khuyến cáo số tiền đầu tư nên ở mức tối đa 50.000 ringgit (khoảng hơn 200 triệu VNĐ) để hạn chế rủi ro. 

Indonesia

Mô hình cho vay ngang hàng xuất hiện ở Indonesia từ năm 2016, với công ty Investree, Modalku, Koin Works, Amathar, Mekar và Crowdo. Đến tháng 6/2018, có 64 công ty đăng kí hoạt động với Cơ quan Dịch vụ tài chính Indonesia (OJK).

Một yêu cầu khác là các nhà cung cấp dịch vụ P2P Lending phải là thành viên của Hiệp hội Fintech Indonesia (AFPI), tổ chức bảo trợ đại diện cho ngành và phải tuân thủ quy tắc đạo đức của tổ chức và các cam kết liên quan, nhằm tạo sự phối hợp hiệu quả. Khi OJK soạn thảo quy tắc chi phối ngành công nghiệp Fintech, thì OJK cũng yêu cầu dữ liệu đầu vào từ BI. Đối với các vấn đề về công nghệ, OJK phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông. Đối với các vấn đề liên quan đến kinh doanh, OJK phối hợp với BI, Bộ Tài chính và Bộ Hợp tác Kinh tế. Sự phối hợp này sẽ giúp cho việc quản lý hoạt động P2P Lending ở Indonesia hiệu quả hơn.

5. Xây dựng cơ chế quản lý hoạt động cho vay P2P tại Việt Nam

5.1. Môi trường cho vay ngang hàng hiện nay

Chính phủ Việt Nam luôn khuyến khích đổi mới, sáng tạo từ những cải tiến của công nghệ số hóa, tuy nhiên phải đồng thời đảm bảo được quyền lợi hợp pháp của các bên tham gia, giữ vững ổn định an ninh trật tự xã hội. Từ đó, theo Quyết định 999/QĐ-TTg ngày 12/8/2019, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án Thúc đẩy mô hình kinh tế chia sẻ. Qua đây, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) được giao nhiệm vụ nghiên cứu xây dựng cơ chế thí điểm về quản lý hoạt động cho vay ngang hàng. 

Xây dựng môi trường cho vay ngang hàng lành mạnh

Nhận thức được tầm quan trọng của chuyển đổi số trong phát triển kinh tế cũng như ngành Ngân hàng, Thống đốc NHNN ký Quyết định 810/QĐ-NHNN ngày 11/5/2021 phê duyệt Kế hoạch chuyển đổi số ngành Ngân hàng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Thể hiện định hướng trong việc phát triển các dịch vụ tài chính số như: chỉ tiêu về tỷ lệ quyết định giải ngân, cho vay của Ngân hàng Thương mại (NHTM)/ Công ty tài chính đối với các khoản vay nhỏ lẻ, vay tiêu dùng của KH cá nhân được thực hiện theo hướng số hóa – tự động, đến năm 2025 đạt tối thiểu 50% và đến năm 2030 đạt tối thiểu 70%.

Đây là cột mốc đánh dấu rõ ràng nhất về kế hoạch chuyển đổi số ngành Ngân hàng, có ý nghĩa quan trọng giúp xác định rõ định hướng, kế hoạch triển khai của toàn ngành trong xu thế chuyển đổi số. 

5.2. Cơ chế quản lý chính thức

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) mới đây đã công bố lấy ý kiến về Dự thảo Nghị định quy định Cơ chế thử nghiệm có kiểm soát hoạt động công nghệ tài chính (Fintech) trong lĩnh vực ngân hàng, và cho vay ngang hàng là một trong những lĩnh vực được phép thử nghiệm.

Dự thảo Nghị định cũng nêu rõ các công ty P2P Lending trong quá trình tham gia Cơ chế thử nghiệm không được thực hiện các hành vi như:

  • Cung cấp biện pháp bảo đảm tiền vay
  • Cung cấp dịch vụ môi giới thông tin cho việc vay tiền phục vụ hoạt động đầu tư cổ phiếu và các hoạt động mang tính rủi ro cao khác
  • Sử dụng trái phép nguồn tiền từ khách hàng
  • Người sáng lập, quản lý điều hành tham gia vay, cho vay qua giải pháp Fintech do mình vận hành, lợi dụng ưu thế làm thay đổi các thông tin, có hành vi lừa đảo, gian lận, chiếm đoạt tài sản của khách hàng
  • Nhân sự quản lý, điều hành đồng thời là chủ sở hữu, nhân sự quản lý, điều hành của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ tài chính, tín dụng, ngân hàng, trung gian thanh toán, ví điện tử hoặc kinh doanh cầm đồ, đa cấp, chủ các dây hụi, họ

Song song với đó, các giải pháp Fintech nói chung và Cho vay ngang hàng nói riêng khi tham gia cơ chế thử nghiệm phải đáp ứng các tiêu chí:

  • Nội dung kỹ thuật và nghiệp vụ chưa nằm trong bất kỳ văn bản quy phạm pháp luật nào
  • Có tính đổi mới sáng tạo cao, đem lại lợi ích, giá trị cho người sử dụng, đồng thời hỗ trợ và thúc đẩy mục tiêu phổ cập tài chính
  • Đã thiết kế, xây dựng được khung quản lý rủi ro, hạn chế tác động tiêu cực tới hệ thống ngân hàng và hoạt động ngân hàng – tiền tệ – ngoại hối
  • Đã được tổ chức tham gia Cơ chế thử nghiệm thực hiện các biện pháp rà soát, đánh giá đầy đủ, trên các khía cạnh hoạt động và chức năng, công dụng, tính hữu ích
  • Có tính khả thi để ứng dụng ra thị trường sau khi hoàn thành quá trình thử nghiệm

Thời gian tham gia thử nghiệm của các doanh nghiệp là 1-2 năm. Sau đó, các công ty Fintech sẽ được cấp chứng nhận hoàn thành thử nghiệm (tốt nghiệp) hoặc phải gia hạn thử nghiệm, thậm chí dừng thử nghiệm.

5.3. Mục tiêu hướng tới qua các năm

Xu thế phát triển P2P Lending được đánh giá là rất tiềm năng tại Việt Nam. Song song với sự phát triển này, cần khuyến khích hoạt động P2P Lending an toàn, trở thành kênh cung ứng vốn hiệu quả cho khách hàng nói chung, doanh nghiệp nhỏ và vừa nói riêng. Những định hướng được coi là cốt lõi để đạt được ổn định hoạt động cho vay ngang hàng tại Việt Nam:

  • Định nghĩa được chính xác P2P Lending: Hành động này nhằm xác định được khung pháp lý quản lý phù hợp (cơ quan quản lý là NHNN, áp dụng các Luật liên quan). Trước tiên. cần có cơ chế quản lý thử nghiệm (Regulatory Sandbox), nhằm lựa chọn mô hình vận hành đảm bảo an toàn cho các bên tham gia (có thể tham khảo mô hình Nhật Bản, Mỹ). Tiếp theo, cần cân nhắc hoàn thiện các quy định, giải pháp về dữ liệu, cơ chế chia sẻ thông tin, dữ liệu giữa tổ chức tín dụng và Fintech, Bigtech… để tạo điều kiện cho phát triển hệ sinh thái tài chính số nói chung và P2P Lending nói riêng.
  • Tiêu chuẩn dành cho công ty cung cấp nền tảng P2P Lending: Dựa trên cơ sở tiêu chuẩn nhằm xác định vốn tối thiểu, năng lực về công nghệ, tiêu chuẩn đội ngũ quản lý và nhân viên,… Quan trọng, các công ty P2P Lending khi thành lập phải xây dựng được một hệ thống chấm điểm rủi ro tín dụng công khai, minh bạch. Và các yêu cầu về quản lý rủi ro lan truyền đến thị trường tài chính. Ngoài ra, khuyến khích các công ty P2P Lending có cơ chế phòng vệ hợp lý thông qua Quỹ dự phòng rủi ro tín dụng. 
  • Cơ chế giám sát, kiểm tra hoạt động định kỳ: Cần có các quy định về chế độ báo cáo, tuân thủ các yêu cầu về vốn điều lệ, giới hạn vốn huy động, minh bạch thông tin, tiêu chuẩn đội ngũ cán bộ chủ chốt, hệ thống công nghệ thông tin và quản lý rủi ro, quỹ phòng ngừa rủi ro, tính tuân thủ,… Mục đích chính là đảm bảo an toàn hoạt động đối với công ty P2P Lending. 
  • Quy định phía nhà đầu tư: Về phía nhà đầu tư, cần nghiên cứu và áp dụng các biện pháp quản lý và bảo vệ quyền lợi nhà đầu tư để tránh các hệ lụy kinh tế – xã hội trong trường hợp xảy ra rủi ro. Cụ thể là thiết lập và giám sát các quy định về tuân thủ các giới hạn đầu tư, về giới hạn góp vốn của mỗi nhà đầu tư, quy định về quyền tiếp cận thông tin,…
  • Nâng cấp hạ tầng CNTT quốc gia: Nhằm tạo nền tảng quản lý P2P Lending, đồng thời hỗ trợ cho cả thị trường tài chính – ngân hàng số nói chung. Chính phủ cũng như các bộ, ngành liên quan cần chú trọng nâng cấp hạ tầng công nghệ thông tin quốc gia, nhất là cơ sở dữ liệu định danh cá nhân, chính quyền điện tử… Đặc biệt là yêu cầu về quản lý rủi ro công nghệ thông tin của hệ thống tài chính – ngân hàng.
  • Kế hoạch giáo dục tài chính công nghệ cho người dân: Không chỉ riêng lĩnh vực Cho vay ngang hàng, NHNN cần chỉ đạo, phối hợp với các hiệp hội, tổ chức xã hội đẩy mạnh giáo dục tài chính, đặc biệt là tiếp cận với các sản phẩm tài chính công nghệ. Mục đích là đẩy lùi rủi ro khi sử dụng dịch vụ này cũng như nâng cao các kiến thức cơ bản về tài chính, ngân hàng khác.

6. Fiin Credit – Nền tảng cho vay ngang hàng tiên phong tại Việt Nam

Fiin Credit đồng hành cùng Chính phủ hoàn thiện cơ chế

Chính phủ đã và đang tạo điều kiện phát triển lĩnh vực Fintech, đồng thời “cởi bỏ” những định kiến về mô hình cho vay ngang hàng. Kết hợp quan điểm luôn lấy khách hàng làm trọng tâm và không ngừng đồng hành cùng Chính Phủ, các Cơ Quan Ban ngành đẩy lùi tín dụng đen, Fiin Credit là 1 hệ thống tài chính số toàn diện với đủ 3 tiêu chí: An toàn – Minh bạch – Nhanh chóng.

Qua gần 5 năm hoạt động, Fiin Credit luôn được mời phát biểu những nội dung quan trọng trên VTV1, VTC1, VTV4,… và các mặt báo chính thống lớn, các sự kiện Doanh nghiệp lớn.

Công Ty Cổ Phần Đổi Mới Công Nghệ Tài Chính Fiin là đơn vị tiên phong hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực tài chính số, hoạt động dưới tên thương hiệu Fiin Credit bắt đầu từ tháng 3/2018. Tuy là một công ty non trẻ, nhưng Fiin Credit đã mang đến những thành tựu đáng nể như Doanh nhân vàng 2019, Top 10 Thương hiệu nổi tiếng hàng đầu (2019-2020) và Top 10 Thương hiệu uy tín – sản phẩm chất lượng – dịch vụ tin dùng 2020.

FIIN CREDIT cung cấp đa dạng các dịch vụ, sản phẩm công nghệ thông qua AI và Big Data, nổi bật có thể kể đến như:

Với mục tiêu không ngừng phát triển và đổi mới, Fiin luôn cam kết cung ứng dịch vụ Tài chính số nói chung và Cho vay ngang hàng nói riêng một cách an toàn thuận tiện, bình đẳng và hiệu quả nhất cho người tiêu dùng Việt.

Lời kết,

Trong tương lai, hoạt động cho vay ngang hàng được trông đợi sẽ giúp phát triển tài chính nước nhà một cách toàn diện, đi đầu trong xu hướng tài chính và là bước đột phá của nền kinh tế, mang lại lợi ích lớn cho người dân, đẩy lùi nạn tín dụng đen. 

——————————-

? Với 5 năm hoạt động, hiện nay ???? ?????? đã liên tiếp 2 năm (2019 – 2020) nhận giải thưởng “Top 10 Thương hiệu uy tín hàng đầu”.

? Để trở thành thành viên của cộng đồng 1 triệu người tin dùng ???? ??????, đăng ký ngay tại website: https://mobile.fiin.vn

?? Hãy Like và Theo dõi Fanpage và Youtube ???? ?????? để được cập nhật tin tức mới nhất về Tài chính số. 

#đầu_tư #Fiin #Fintech #Fiin_Credit #vay_tiền #vay_online #Ứng_tiền_tiêu_dùng #vay_ưu_đãi #Cho_vay #Cho_vay_online #Đầu_tư_online

? TẢI NGAY trên Android: http://bit.ly/2IHNdxo

? Youtube: https://bit.ly/2QTxwaf

? Website: https://fiin.vn/

? Instagram: https://www.instagram.com/fiincreditvn/

? Tiktok: https://www.tiktok.com/@fiincredit

☎ Hotline: 1900 633602

???? ?????? – 1 Hệ thống Tài chính số toàn diện cung cấp giải pháp tài chính số an toàn, minh bạch, và tối ưu cho người dùng bao gồm các dịch vụ chính như: Vay tiền, Đầu tư, ứng tiền tiêu dùng (mua trước-trả sau), ứng tiền tiêu dùng trả góp, cùng nhiều dịch vụ tiện ích khác…