Trang chủBlog

Top 8 kênh đầu tư tài chính cá nhân phổ biến nhất tại Việt Nam

Top 8 kênh đầu tư tài chính cá nhân phổ biến nhất tại Việt Nam

09/11/2021Chia sẻ : 

Sau một thời gian đi làm chăm chỉ, mỗi người đều sẽ có một khoản tiết kiệm cho riêng mình. Tuy nhiên, sử dụng khoản tiết kiệm đó sao cho hợp lý, giúp chúng gia tăng để phục vụ những nhu cầu của bản thân thì không phải ai cũng biết cách. Hôm nay hãy cùng Fiin Blog tìm hiểu các kênh đầu tư tài chính cá nhân hiệu quả trong bài viết sau đây!

1. Thế nào là đầu tư tài chính cá nhân? 

Tài chính cá nhân là đầu vào và đầu ra của dòng tiền sử dụng hàng ngày cho bản thân và gia đình, thiết lập ngân sách, chi tiêu nguồn tiền một cách hợp lý và có tính đến rủi ro trong tương lai. Đầu tư tài chính cá nhân là kỹ năng quản lý tài chính hiệu quả, nuôi dưỡng và phát triển sức khỏe tài chính một cách vững vàng. 

2. 8 kênh đầu tư tài chính cá nhân phổ biến nhất

2.1. Gửi tiết kiệm ngân hàng

Đây là kênh tài chính quen thuộc với hầu hết người dân Việt Nam và cũng là kênh đầu tư tài chính an toàn nhất. Gửi tiết kiệm có ưu điểm là lãi suất rất ổn định, đúng kỳ hạn, tính thanh khoản cao, bạn có thể rút ra tiền mặt bất cứ khi nào cần.

Kênh đầu tư cá nhân gửi tiết kiệm ngân hàng

Tuy nhiên nhược điểm của gửi tiết kiệm đó là lãi suất tối đa của kênh đầu tư này hiện nay chỉ rơi vào khoảng 5-7%/năm là cao, trong khi đó các kênh khác lãi có thể lên đến 20%, 30%.

Gửi tiết kiệm là một cách để bảo vệ nguồn tài chính của mình an toàn nhưng không phải kênh để làm giàu. Khi rủi ro lạm phát xảy ra, nếu như lạm phát lên tới trên 10% thì với mức lãi suất như trên, số tiền gửi ngân hàng chắc chắn sẽ bị thất thoát. 

2.2. Đầu tư vàng 

Vàng là một kênh đầu tư dài hạn và xuất hiện lâu đời ở Việt Nam. Từ lâu vàng vẫn luôn là sự lựa chọn của nhiều người và đặc biệt là một trong những kênh đầu tư ưa thích của dân văn phòng.

Nền kinh tế của một quốc gia thể hiện ở thị trường vàng của đất nước đó. Giá trị của vàng chỉ có tăng chứ không giảm, giá vàng những lúc tăng lên cho lãi suất lớn hơn rất nhiều so với tiền gửi tiết kiệm, tính thanh khoản của vàng cũng cao. 

Tuy nhiên nhược điểm của vàng là giá cả biến động lên xuống thất thường, khó theo dõi, mang lại nhiều rủi ro. Một vấn đề khác khi đầu tư vàng là cần có nơi cất giữ an toàn, tránh mất mát, không nguy hiểm tới bản thân. 

2.3. Bất động sản

Bất động sản cần có số vốn lớn, thường phải sau ít nhất 5-7 năm đi làm mới có thể tích lũy đủ vốn để nghĩ tới việc đầu tư vào kênh này. Kinh doanh bất động sản cho lãi cao, việc cho thuê nhà, thuê cửa hàng hàng tháng đem lại nguồn thu nhập thụ động cho rất nhiều gia đình, lợi nhuận cao hơn nhiều so với gửi tiết kiệm. 

Kênh đầu tư tài chính cá nhân bất động sản

Tuy nhiên, mất mát từ bất động sản cũng lớn nhất là vào những thời điểm xuống giá, khủng hoảng. Khi đầu tư cũng phải chú ý rất nhiều đến các yếu tố như vị trí, thế đất, hướng đất, tiềm năng kinh doanh của nơi mà mình định mua. Tính thanh khoản của bất động sản cũng thấp và phải mất nhiều thời gian mới thu hồi lại vốn.  

2.4. Đầu tư chứng khoán (cổ phiếu)

Chứng khoán là kênh đầu tư mạo hiểm nhất nhưng mang lại lãi suất cao nhất trong tất cả các kênh đầu tư. Hiện nay, dịch bệnh Covid-19 khiến thị trường chứng khoán có màu xám nhưng lại là thời điểm thích hợp để chúng ta đầu tư, vì giá cổ phiếu đang rẻ.

Chứng khoán có mức lãi suất hấp dẫn, lên đến 50% hoặc hơn. Tính thanh khoản cao, có thể đổi thành tiền mặt bất kì lúc nào. Vốn từ cổ phiếu cũng không nhiều, chỉ cần từ 1-5 triệu đồng là có thể tham gia thị trường chứng khoán. 

Đầu tư chứng khoán cổ phiếu

Tuy nhiên, chứng khoán chỉ sinh ra lãi khi biết cách đầu tư thông minh. Trong thời gian này, phải chọn những công ty có giá cổ phiếu rẻ nhưng giá trị cốt lõi của công ty không thay đổi, như vậy thì sau dịch mới được lãi lớn. Ngoài ra tham gia chứng khoán đòi hỏi vốn hiểu biết và am hiểu thị trường thâm sâu. Khi rủi ro xảy ra nhà đầu tư có thể mất tất cả. 

2.5. Đầu tư trái phiếu

Trái phiếu là một kênh đầu tư tương đối an toàn nhất là khi mua trái phiếu Chính phủ. Khả năng bảo toàn vốn của khách hàng gần như tuyệt đối, nếu trái phiếu biến động tăng, khách hàng có cơ hội nhận được lãi cao. 

Tuy nhiên rủi ro bản chất của trái phiếu là cá nhân cho doanh nghiệp, chính phủ vay nên nếu chẳng may phá sản hoặc vỡ nợ, lãi suất biến động tăng thì nhà đầu tư hoàn toàn có thể bị thiệt thòi, thất thoát. 

2.6. Đầu tư tiền ảo

Tiền ảo là một kênh đầu tư được ưa chuộng bởi vì nó có rất nhiều tiện ích như giao dịch dễ dàng, nhanh chóng, không thủ tục rườm rà, không phải qua các cơ quan trung gian như ngân hàng, chính phủ, chi phí giao dịch thấp. Tiền ảo cũng mang lại lợi nhuận rất lớn, ngang với cổ phiếu, năm 2017 là thời kì hoàng kim của các giao dịch tiền ảo. 

Đầu tư tiền ảo

Rủi ro đến từ tiền ảo là nhà đầu tư phải đổ vào số tiền “thật” nhưng đổi lại là lợi nhuận “ảo”, giá trị tiền do đó cũng “ảo” theo, biến động không ngừng, dễ bị phá sản, là nơi tội phạm rửa tiền hoạt động mạnh. Đây cũng là hình thức đầu tư mới xuất hiện nên pháp luật Việt Nam chưa có cơ chế bảo vệ, chưa có quy định rõ ràng nên dễ bị các nhóm lừa đảo lợi dụng. 

2.7. Đầu tư cho quỹ bảo hiểm

Bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm thân thể, bảo hiểm xã hội… đây là những khoản đầu tư quý giá của đời người. Bảo hiểm cực kì có giá trị trong những trường hợp chúng ta gặp hoạn nạn, tai nạn, mắc bệnh nặng cùng rất nhiều những rủi ro khác. Ai trong đời cũng đều phải mua bảo hiểm để bảo vệ bản thân trong mọi tình huống. 

Bảo hiểm có nhược điểm đó là tính thanh khoản không cao, chúng ta chỉ có thể sử dụng bảo hiểm trong các trường hợp gặp khó khăn, bệnh nặng, chấn thương, tai nạn hoặc trợ cấp thất nghiệp, bảo hiểm không giúp chúng ta giàu lên, cần tiền mặt để tiêu cũng không thể lấy tiền bảo hiểm. Đây là khoản đầu tư dài hạn cho tương lai và bạn cần phải xác định rằng bạn không cần số tiền này trong thời gian dài. 

2.8. Đầu tư P2P Lending

P2P Lending hay Cho vay ngang hàng là hình thức cho vay trực tiếp giữa người đi vay và người cho vay mà không thông qua bất kì tổ chức hay đơn vị trung gian nào.

P2P Lending được nhiều người lựa chọn bởi vì sự tiện ích, thủ tục vay nhanh gọn, không mất nhiều thời gian đi lại, gặp mặt, giấy tờ rườm rà. Chỉ cần thiết bị điện tử thông minh có kết nối Internet là có thể cho vay và đi vay dễ dàng. Mức vay linh động, lãi suất thấp. Nhờ sử dụng nền tảng công nghệ hiện đại nên các ứng dụng sẽ theo dõi và nhắc nhở người dùng thường xuyên để kịp thời xử lý khi có vấn đề. 

Kênh đầu tư tài chính cá nhân - P2P Lending

Tuy nhiên hình thức này cũng có rủi ro, nhà đầu tư phải tìm đến những công ty P2P Lending uy tín, thủ tục cho vay phải đảm bảo đúng quy trình pháp lý, đầy đủ văn bản đi kèm. Đây là hình thức mới nên pháp luật cũng chưa có nhiều quy định rõ ràng. 

3. Các hình thức đầu tư cá nhân cơ bản

3.1. Hình thức đầu tư cá nhân truyền thống

Các hình thức đầu tư như gửi tiết kiệm, mua bán vàng, đầu tư bất động sản, chứng khoán,.. đều là những hình thức đầu tư truyền thống, có từ lâu đời, quen thuộc với nhiều thế hệ. Lựa chọn những hình thức này khá an toàn, có thể tham khảo ý kiến từ những người thân yêu, vẫn có thể sinh lợi nhuận. Mỗi một hình thức sẽ có những rủi ro riêng. 

3.2. Hình thức đầu tư cá nhân Online

Ngày nay, bên cạnh các kênh đầu tư truyền thống còn xuất hiện các kênh đầu tư mới, chủ yếu là các hình thức đầu tư online. Thông qua các ứng dụng công nghệ trên website hoặc trên app, chỉ bằng chiếc điện thoại thông minh có Internet là người dùng có thể dễ dàng đầu tư mọi lúc mọi nơi.

Các hình thức đầu tư online hiện nay như đầu tư tiền ảo, cho vay ngang hàng, đầu tư ngoại hối,… Dù mới xuất hiện nhưng các hình thức này đang đem đến những tiện ích vượt trội, càng ngày càng được nhiều người lựa chọn. Tuy nhiên, khi chọn những kênh này, chúng ta rất khó để có thể tham khảo ý kiến người thân yêu, thậm chí phải đối mặt với sự phản đối từ gia đình bởi không phải ai cũng hiểu biết về công nghệ mới.

Do đó, khi lựa chọn đầu tư các hình thức này, các bạn trẻ phải tự mình tìm hiểu kỹ càng, tốt nhất hãy chọn những công ty công nghệ uy tín, có giấy phép kinh doanh, được nhiều người tin dùng, đánh giá cao. 

Một trong số những công ty đầu tư về công nghệ tài chính nổi bật tại Việt Nam là Fiin Credit. Đây là ứng dụng kết nối giữa người đi vay và cho vay theo hình thức P2P Lending. Đầu tư qua Fiin mang lại nhiều tiện ích, sử dụng công nghệ cao bảo mật dữ liệu thông tin khách hàng, không mất nhiều thời gian, thủ tục nhanh chóng nhưng vẫn đầy đủ và hợp pháp.

Fiin Credit là công ty hoạt động đúng theo quy định pháp luật, có mô hình kinh doanh rõ ràng, đã có gần 5 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực công nghệ tài chính.

>> Tìm hiểu thêm về Fiin Credit tại: https://fiin.vn/

Với người cho vay (nhà đầu tư): Fiin sẽ hỗ trợ tìm và chọn lọc đối tượng có nhu cầu phù hợp, thông tin đầy đủ, đáng tin cậy, có đủ khả năng trả nợ đúng kỳ hạn. Điều này sẽ an toàn hơn rất nhiều so với việc cho vay qua những tổ chức lừa đảo, tránh được việc tiền của mình bị công ty lấy mất. Chi tiết tham khảo tại: https://fiin.vn/dau-tu/

Với người đi vay: Fiin sẽ hỗ trợ với mức phí cho vay linh hoạt, lãi suất thấp, tìm được nguồn cho vay phù hợp. Do đó khách hàng có thể yên tâm tin tưởng khi đầu tư qua Fiin. Chi tiết hơn xem thêm tại: https://fiin.vn/vay-tien/

4. Hướng dẫn cách đầu tư tài chính cho cá nhân hiệu quả

4.1. Chọn kênh đầu tư phù hợp với mục đích và nhu cầu

Kênh đầu tư phù hợp là kênh đáp ứng được mục tiêu của bạn và số vốn mà bạn có. Chẳng hạn nếu bạn chỉ có một số tiền nhỏ thì không nên đầu tư bất động sản vì vốn phải bỏ ra rất cao. 

4.2. Hoạch định mục tiêu đầu tư

Ví dụ nếu bạn muốn đầu tư với mục đích ngắn hạn như mua điện thoại, laptop mới, bạn có thể gửi tiết kiệm để có thể sử dụng và sinh lãi nhanh. Nếu bạn muốn tiết kiệm dài hạn và mong muốn có thể kiếm mức lợi nhuận cao từ tiền nhàn rỗi bạn có thể chọn đầu tư vàng. Hay nếu bạn muốn có thu nhập thụ động bạn có thể tham gia P2P Lending hoặc đầu tư bất động sản. 

4.3. Xác định rủi ro và quản trị rủi ro 

Bạn phải tính đến các trường hợp nếu rủi ro thì sẽ thế nào? Bạn có đủ dũng khí mất hết số tiền đó không? Số tiền còn lại của bạn liệu có chịu được không? Bạn sẽ làm thế nào để tránh các nguy cơ xảy ra? 

Để hạn chế điều này, thường người ta sẽ không đánh cược tất cả vào một kênh đầu tư duy nhất mà sẽ chia nhỏ ra nhiều kênh đầu tư khác nhau. Chẳng hạn thay vì mang toàn bộ số tiền đi gửi tiết kiệm thì ta nên để một phần gửi tiết kiệm một phần mua vàng. Hoặc cần phải có kế hoạch dự phòng trước, khi thị trường vàng sụt giảm mạnh thì phải nhân cơ hội đó mua vàng, tuyệt đối không được bán, sau đó đợi thị trường khởi sắc thì bán lấy lãi. 

4.4. Phân tích thị trường 

Trước khi đầu tư bạn phải phân tích thị trường, kênh đó vừa phải hợp với mục tiêu của bạn, với số vốn của bạn mà còn phải hợp với xu thế thị trường nữa. 

Chẳng hạn bạn muốn có thêm một nguồn thu nhập thụ động bằng việc cho thuê nhà, bạn có đủ vốn để có thể mua thêm một căn nhà. Tuy nhiên, xét về đặc điểm thị trường hiện nay, vị trí của ngôi nhà, giá cho thuê của bạn tối đa chỉ được 4 triệu/tháng trong khi đó vẫn số tiền đấy, bạn đi gửi tiết kiệm ngân hàng cho ra lãi suất cao hơn. Vậy đó cũng là một điều bạn cần phải cân nhắc, chưa kể khi mua nhà bạn còn mất chi phí sửa sang, tân trang lại nhà thì mới hút được khách thuê. 

4.5. Giao dịch trên thị trường ảo trước

Để tăng tính an toàn cho nguồn vốn đầu tư, bạn có thể lập một tài khoản ảo để giao dịch thử nghiệm trước một thời gian. Sau khi rút ra cho mình một số bài học kinh nghiệm, đầu tư vào thị trường thật sẽ khiến bạn an tâm hơn. 

4.6. Luôn cẩn trọng khi giao dịch 

Sau khi đã đầu tư vốn thì không thể bỏ quên nó. Bạn phải luôn luôn theo dõi sát sao thị trường để bảo toàn vốn của mình kịp thời, sẵn sàng ứng phó khi thị trường có biến động. 

Chẳng hạn nếu như bạn đầu tư vàng, do giá vàng luôn biến động nên khi đầu tư vàng đồng nghĩa với việc bạn phải luôn theo dõi thị trường đó. Bởi nếu chỉ cần một thời gian lơ là, bạn sẽ mất rất nhiều tiền. Điều này cũng đúng với mọi kênh đầu tư còn lại. 

Lời kết,

Mỗi kênh đầu tư đều có mặt lợi và rủi ro riêng, vì thế nhà đầu tư cá nhân cần phải tìm hiểu và cân nhắc thật kỹ để tìm cho mình hướng đi đúng đắn, và cũng đừng bao giờ bỏ quên khoản đầu tư của mình.

Đầu tư tài chính cá nhân đặc biệt quan trọng với giới trẻ, đầu tư hợp lý sẽ giúp họ thực hiện được những dự định mà mình mong muốn, tăng khả năng kiếm tiền của bản thân và có một cuộc sống tương lai an nhàn. 

——————————-

Qua gần 4 năm hoạt động, hiện nay Fiin Credit đã nhận được sự tin tưởng của 900.000 người dùng và liên tiếp 2 năm (2019 – 2020) nhận giải thưởng “Top 10 Thương hiệu uy tín hàng đầu”.

Hãy Like và Theo dõi Fanpage và Youtube Fiin Credit để được cập nhật tin tức mới nhất về Tài chính số. 

Để trở thành thành viên của cộng đồng hơn 900.000 người tin dùng ???? Credit, đăng ký ngay tại website: https://mobile.fiin.vn

——————————-

#đầu_tư #Fiin #Fintech #Fiin_Credit #vay_tiền #vay_online #Ứng_tiền_tiêu_dùng #vay_ưu_đãi #Cho_vay #Cho_vay_online #Đầu_tư_online 

Website: https://fiin.vn

TẢI NGAY trên Android: http://bit.ly/2IHNdxo

Youtube: https://bit.ly/2QTxwaf

Hotline: 1900 633 602

FIIN CREDIT – 1 Hệ thống Tài chính số toàn diện cung cấp giải pháp tài chính số an toàn, minh bạch, và tối ưu cho người dùng bao gồm các dịch vụ chính như: Vay tiền, Cho vay, Đầu tư, ứng tiền tiêu dùng (mua trước-trả sau), ứng tiền tiêu dùng trả góp, cùng nhiều dịch vụ tiện ích khác…